12 năm bám bản, cô giáo miệt mài đem sáng chế đến với học sinh vùng cao

VOV.VN - 12 năm công tác tại Trường PTDT Bán trú Tiểu học, THCS Tân Yên, cô Nguyễn Thu Trang luôn trăn trở làm sao để học sinh áp dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tế đời sống như cùng học sinh tìm cách nghiên cứu, pha chế để làm sữa tắm, bột tắm từ lá giang và các loại dược liệu…

Nhà cách trường hơn 35km đường đồi núi, trừ những ngày ở trường trực bán trú, cô Nguyễn Thu Trang - giáo viên Trường THDT Bán trú Tiểu học, THCS Tân Yên (huyện Tràng Định, Lạng Sơn) vẫn đi đi về về bằng chiếc xe máy đã cũ. Thế nhưng khi được hỏi về nguyện vọng có muốn chuyển về gần nhà công tác cho đỡ vất vả hay không, cô Trang lại chia sẻ, bản thân đã gắn bó với trường lớp, học sinh Tân Yên suốt 12 năm, trường học không chỉ là nơi công tác mà còn là ngôi nhà thứ 2, dù vất vả, cô Trang vẫn luôn mong mốn được tiếp tục cống hiến, mang tri thức đến cho học sinh nơi đây.

“Tôi yêu nghề giáo, bởi tôi yêu quý các em học sinh, yêu quý những ánh mắt thơ ngây như biết nói của các em, mong muốn dạy bảo các em ngày càng trưởng thành, mong muốn bồi đắp thêm những ước mơ cho các em, đặc biệt học sinh vùng dân tộc thiểu số đời sống vật chất còn thiếu thốn, khó khăn. Tôi luôn định hướng cho các em cả trong học tập, trong rèn luyện, trong lao động và định hướng học tập, học nghề giúp các em ngày càng tiến bộ, có một tương lai tươi sáng hơn”, cô Nguyễn Thu Trang tâm sự.

Nghiên cứu làm bột tắm, sữa tắm từ lá cây giang, dược liệu

Là giáo viên phụ trách môn Khoa học tự nhiên và Lịch sử Địa lý, mỗi môn học cô Nguyễn Thu Trang đều cố gắng lồng ghép từ 3-5 tiết học STEM, nội dung thay đổi qua các năm để học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nhận thấy ở địa phương người dân thường dùng lá giang để tắm cho trẻ nhỏ, nhưng cây giang có nồng độ axit cao. Từ đó cô Trang hướng dẫn học sinh tìm ra công thức phù hợp để làm bột tắm, sữa tắm từ lá cây giang và một số loại dược liệu khác.

“Sản phẩm này có thể phục vụ cho cuộc sống của người dân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời giúp cho mọi người có những hiểu biết đúng hơn về việc lựa chọn và sử dụng các loại sữa tắm trên thị trường. Với quy trình chế biến theo công thức riêng, bột tắm, sữa tắm từ cây lá giang và một số dược liệu có tính làm sạch, mát da, hết rôm sảy, vừa an toàn với sức khỏe người dùng vừa thân thiện với môi trường. Thời điểm đó, sản phẩm này được người dân ưa thích sử dụng khá rộng rãi”, cô Trang hào hứng chia sẻ.

Cô Trang cho biết, mỗi năm cô đều hướng dẫn học sinh 1 đề tài ứng dụng gắn với thực tế địa phương. Có năm các em sử dụng các loại tre nứa để làm ra các đồ thủ công mỹ nghệ có tính sáng tạo cao. Việc tạo màu cho các sản phẩm mây tre đan cũng được cô và trò tạo ra từ tự nhiên của các loại cây rừng. Các sản phẩm này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn an toàn với sức khỏe người dùng.

Với những sáng kiến của mình, cô Nguyễn Thu Trang và học sinh của mình đã giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh…

Nói về việc giảng dạy STEM tại trường, cô Trang cho biết, với học sinh vùng cao, việc tiếp xúc với STEM còn nhiều hạn chế, học sinh khá bỡ ngỡ, rụt rè, nhút nhát trong việc tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tế từ bài học. Tuy nhiên, bản thân cô Nguyễn Thu Trang hiểu rõ được vai trò của STEM trong giáo dục, với mục tiêu giúp các em phát triển năng lực, tư duy, giải quyết vấn đề thay vì chỉ học kiến thức “chay”, cô Trang không ngừng tìm tòi để đưa kiến thức thực tế vào mỗi bài học.

“Trong mỗi tiết học, tôi luôn cố gắng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em đưa ra các ý tưởng, các dự án thực tế, từ đó đồng hành cùng học sinh thực hiện, lắng nghe những khó khăn mà các em đang mắc phải, từ đó cùng nhau tìm cách giải quyết”, cô Trang chia sẻ.

Giáo viên nội trú vùng cao vừa làm thầy, vừa làm cha mẹ

Là giáo viên trường PTDT bán trú, cô Nguyễn Thu Trang không chỉ dạy kiến thức mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt với học sinh. Hầu hết học sinh đều ở trường đến cuối tuần mới về nhà, thời gian các em ở cùng thầy cô còn nhiều hơn ở nhà. Những lúc ốm đau, trái gió trở trời cô Trang cùng các thầy cô là người trực tiếp chăm sóc các em.

“Mỗi ngày trực bán trú, tôi vẫn thường ôm chăn ngủ cùng các em, nhiều em dù lớn nhưng vẫn sợ “ma”, hơn nữa đêm hôm mưa gió, hay ốm đau cũng cần có cô ở bên cạnh. Cách đây mấy năm, cũng có trường hợp một em bị đau ruột thừa nửa đêm, thầy cô giáo trực cũng là người đưa các em đi bệnh viện sau đó mới liên lạc với phụ huynh”, cô Trang chia sẻ.

Cô Nguyễn Thu Trang cho biết, hiện nay trên địa bàn xã, các thôn cách xa trường như Phia Khao, Nà Đeng,... không có sóng điện thoại, mạng intrenet, thông tin liên lạc giữa nhà trường, phụ huynh học sinh gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp các em ốm tại trường nhưng cũng không thể liên hệ về gia đình, giáo viên lại phải về tận nhà để thông báo.

Về Trường PTDT Bán trú Tiểu học, THCS Tân Yên công tác từ năm 2012, cô Nguyễn Thu Trang không thể nào quên suốt bao năm, trường lớp làm bằng phên tre tạm bợ, thậm chí trong giờ học, rắn độc bò vào lớp khiến cả cô trò hoảng sợ bỏ chạy. Mùa hè nắng rọi vào tận trong lớp, mưa dột khắp nơi, nền đất lớp học lầy lội. Hay những ngày mùa đông rét buốt, có lần gió bão làm đổ cả phên chắn lớp học. Đến năm 2021, trường được xây mới dãy lớp học 2 tầng và 4 lớp học mới, đến năm 2023, các lớp học đã được trang bị đầy đủ ti vi phục vụ hoạt động dạy học.

Nhìn những thay đổi từng ngày của trường lớp, sự phát triển của học trò chính là động lực để cô Trang thêm yêu và gắn bó với nghề.

Khi được hỏi về mong muốn của bản thân, cô Nguyễn Thu Trang chia sẻ, cô mong rằng tương lai không xa xã Tân Yên sẽ được quan tâm hơn nữa, đường đi từ nhà đến trường của các em sẽ được thuận lợi hơn, các thôn bản sẽ có sóng điện thoại, internet thông suốt để sự trao đổi giữa nhà trường và phụ huynh được thuận lợi hơn.

Với những nỗ lực không ngừng của mình, cô Nguyễn Thu Trang vinh dự là 1 trong 60 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được vinh danh tại chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024 do Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn tổ chức. Trước đó, cô Nguyễn Thu Trang cũng được nhận nhiều bằng khen của Chủ tịch UBND huyện Tràng Định và Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn về các thành tích trong công tác chuyên môn.

Tết của giáo viên vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Việc về quê ăn Tết hay ở lại trường luôn là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên miền xuôi đang công tác trên biên giới. Ai cũng có một nơi để nhớ, một chốn để về, nhưng vì nhiều lý do, hoàn cảnh, trong đó có việc huy động, níu chân học sinh quay trở lại trường lớp ngay sau tết, nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại đón xuân trên biên giới.

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

VOV.VN - Trạm Tấu là một trong 2 huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên của các em thơ khi đến lớp đã chạm đến trái tim, tình cảm các thầy cô giáo, giúp họ càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người” nơi rẻo cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

VOV.VN - Trước đây ở xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), hầu hết trai gái chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái. Tảo hôn khiến cuộc sống của người dân mãi chìm trong bệnh tật, nghèo đói. Nhưng nhờ có lớp xóa mù chữ của Đại úy Lò Văn Thoại, người dân được thay đổi nhận thức, đến nay tỷ lệ tảo hôn chỉ còn khoảng 1-2%, đời sống kinh tế xã hội dần ổn định, phát triển hơn.

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

VOV.VN - Trước đây ở xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), hầu hết trai gái chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái. Tảo hôn khiến cuộc sống của người dân mãi chìm trong bệnh tật, nghèo đói. Nhưng nhờ có lớp xóa mù chữ của Đại úy Lò Văn Thoại, người dân được thay đổi nhận thức, đến nay tỷ lệ tảo hôn chỉ còn khoảng 1-2%, đời sống kinh tế xã hội dần ổn định, phát triển hơn.

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh
Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

VOV.VN - Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các thầy giáo quân hàm xanh là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã luôn khắc phục khó khăn, miệt mài, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới.

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

Lớp học xoá mù của thầy giáo quân hàm xanh

VOV.VN - Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các thầy giáo quân hàm xanh là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã luôn khắc phục khó khăn, miệt mài, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới.

Thầy giáo “3 trong 1” mang quân hàm xanh nơi địa đầu Tổ quốc
Thầy giáo “3 trong 1” mang quân hàm xanh nơi địa đầu Tổ quốc

VOV.VN - Không chỉ là người lính biên phòng bảo vệ biên cương cực Bắc Tổ quốc, Đại úy Vừ Mí Chứ còn được người dân địa phương biết đến như một người thầy, người cha của những trẻ em nghèo kém may mắn.

Thầy giáo “3 trong 1” mang quân hàm xanh nơi địa đầu Tổ quốc

Thầy giáo “3 trong 1” mang quân hàm xanh nơi địa đầu Tổ quốc

VOV.VN - Không chỉ là người lính biên phòng bảo vệ biên cương cực Bắc Tổ quốc, Đại úy Vừ Mí Chứ còn được người dân địa phương biết đến như một người thầy, người cha của những trẻ em nghèo kém may mắn.