1.600 căn hộ cho công nhân thuê: Giải quyết phần nào bài toán thiếu nhà ở

VOV.VN - Trước thực trạng thiếu nhà ở cho công nhân, mới đây, Tổng Liên đoàn lao động (TLĐLĐ) Việt Nam có dự án xây dựng 1.600 căn nhà ở cho công nhân thuê trong thời gian tới. Bên cạnh nguồn lực sẵn có thì vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở. Nhà ở công nhân mặc dù đã hoàn thành đầu tư xây dựng 122 dự án, với quy mô khoảng 2,7 triệu m2 sàn nhưng mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động.

Thực trạng này tồn tại đã lâu, thế nhưng nhiều năm qua, các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân chưa phát huy được hiệu quả khi mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Hiện, có hàng trăm nghìn công nhân lao động phải ở thuê trong những căn phòng trọ tồi tàn, chật hẹp, trong khi đó, có nhiều khu nhà ở được đầu tư xây dựng lại chưa phát huy được hiệu quả do bất cập trong quản lý, thiết kế công năng sử dụng.

Thực tế trên cho thấy, vấn đề nhà ở đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với công nhân lao động hiện nay. Điều này khiến cơ quan đại diện cho người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam đau đáu và đã có giải pháp để phần nào tháo gỡ khó khăn cho người lao động.

Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Quản lý dự án xây dựng thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn LĐVN cũng tham gia đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê với số lượng 1.600 căn.

Thời gian tới, cơ quan này sẽ triển khai dự án tại một số tỉnh như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Định... Đây là những địa phương đã có đơn kêu gọi nhà đầu tư để làm nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê, mua. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ thực hiện đầu tư hạng mục nhà văn hóa thể thao. Đến nay, đã bắt đầu triển khai xây dựng nhà văn hóa thể thao tại tỉnh Trà Vinh.

Theo ông Nghĩa, quá trình xây dựng sẽ được thực hiện một cách bài bản. Tổng LĐLĐ sẽ khảo sát các địa điểm đã được UBND tỉnh giới thiệu; Khảo sát ở hai điều kiện cần, đó là nhu cầu của công nhân, người lao động, người có nhu cầu thực sự về thuê nhà ở. Thứ hai, sẽ khảo sát xem khu đất ấy đã sạch chưa, đã được giải phóng mặt bằng chưa và đường sá giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống đấu nối ở đó đã hoàn thành chưa, cùng với các điều kiện liên quan khác đủ đáp ứng để xây dựng nhà ở và các khu thiết chế văn hóa, thể thao mà hệ thống sẽ đầu tư.

Đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khảo sát một số địa điểm có nhu cầu nhà ở rất lớn là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tiền Giang. Dự kiến khi nào Luật nhà ở có hiệu lực thì sẽ đầu tư ngay.

“Chúng tôi đang trình thường trực Đoàn Chủ tịch về quy mô đầu tư theo đúng quy trình, thủ tục đầu tư, thủ tục Luật nhà ở, Luật xây dựng, Luật đầu tư công ở những khu này. Dự kiến 4 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tiền Giang sẽ đầu tư  khoảng 3.000 căn và các tỉnh chúng tôi đã đề xuất là Long An, Hưng Yên, Vĩnh Long, Bến Tre, sẽ cố gắng rà soát sớm và dự kiến đầu tư khoảng 3.000 căn nữa. Như vậy, khi Luật nhà ở có hiệu lực thì đến năm 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đầu tư dự kiến 3.000 căn và từ cuối 2025 đến đầu 2026 sẽ đầu tư thêm 3.000 căn nữa. Các năm tiếp theo chúng tôi  sẽ đầu tư theo đúng lộ trình, đúng kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã được phê duyệt”, ông Lê Văn Nghĩa cho hay.

Về những khó khăn trong công tác triển khai, ông Nghĩa cho biết, nguồn lực của Tổng LĐLĐ còn hạn chế. Cùng với đó là cơ chế, chính sách còn chồng chéo. Ví dụ, tại các đơn vị liên kết với Tổng LĐLĐ đầu tư đã được UBND các tỉnh lựa chọn, thủ tục mua, thủ tục thuê vẫn rườm rà, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đang đề xuất với Bộ Xây dựng làm rõ hơn nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Xây dựng, làm sao cho phù hợp hơn với quy định của pháp luật. Cùng với đó, cần lựa chọn đối tượng thuê cho phù hợp với tiêu chí của Tổng Liên đoàn, phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc biệt, liên quan đến quy chế quản lý, vận hành, các liên quan đến cơ chế giá, giá cho thuê.

“Tại các tỉnh trước đây còn vướng mắc một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu nối, hạ tầng kỹ thuật, trong đó hạ tầng xã hội, nhà trẻ, trường học mẫu giáo…, rất mong UBND các tỉnh sẽ đầu tư hoặc kêu gọi nhà đầu tư, cùng hợp tác công tư thì mới hoàn thành sớm dự án, đáp ứng mong muốn của người lao động, công nhân khu lao động, khu chế xuất, an cư lập nghiệp để tiến tới hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao”, ông Lê Văn Nghĩa nói.

Do nguồn lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam còn hạn chế nên sẽ cân nhắc để đầu tư cho phù hợp với nguồn lực của đơn vị. Sẽ tập trung đầu tư ở nơi nào còn khó khăn, nơi nào có nhu cầu lớn, nơi nào có đầy đủ các điều kiện cần là đất sạch, hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Vừa đầu tư, vừa xem xét quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư.

Về tiêu chí đưa ra cho người mua, thuê căn hộ, ông Nghĩa cho hay, tiêu chí lựa chọn đối tượng được mua và thuê đã có trong Luật nhà ở. Luật đã quy định rất rõ, đó là những người không được đóng thuế thu nhập cá nhân; những người không có, chưa có nhà ở tại địa phương đó (phải có xác nhận của các đơn vị, chính quyền địa phương). Trong cuộc họp mới đây, Bộ Xây đang cởi ra một chút những lĩnh vực này bằng nghị định, đối tượng được mua nhà là người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng thay vì dưới 11 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Hy vọng với sự tham gia của cơ quan đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người lao động từ nhiều năm nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân liệu có khả thi?
Quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân liệu có khả thi?

VOV.VN - GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam đứng ra để giải quyết các dự án nhà ở cho công nhân, nhà ở lưu trú cho công nhân là việc làm tốt, nhưng thực tế trong cơ chế thị trường, nên mở rộng tới những tổ chức xã hội có đại diện cho công nhân chứ không nên giao duy nhất cho Tổng LĐLĐ.

Quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân liệu có khả thi?

Quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân liệu có khả thi?

VOV.VN - GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam đứng ra để giải quyết các dự án nhà ở cho công nhân, nhà ở lưu trú cho công nhân là việc làm tốt, nhưng thực tế trong cơ chế thị trường, nên mở rộng tới những tổ chức xã hội có đại diện cho công nhân chứ không nên giao duy nhất cho Tổng LĐLĐ.

Thủ tướng: Thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024
Thủ tướng: Thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024

VOV.VN - Nhấn mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024.

Thủ tướng: Thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024

Thủ tướng: Thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024

VOV.VN - Nhấn mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu, số lượng nhà ở xã hội năm 2024.

Giá nhà đắt đỏ, dân khó mua: Chuyên gia hiến kế tăng cho thuê nhà ở xã hội
Giá nhà đắt đỏ, dân khó mua: Chuyên gia hiến kế tăng cho thuê nhà ở xã hội

VOV.VN - Theo các chuyên gia, nên phát triển theo hướng xây rồi cho thuê nhà ở xã hội thay vì mua bán để người dân có nhà ở giá rẻ.

Giá nhà đắt đỏ, dân khó mua: Chuyên gia hiến kế tăng cho thuê nhà ở xã hội

Giá nhà đắt đỏ, dân khó mua: Chuyên gia hiến kế tăng cho thuê nhà ở xã hội

VOV.VN - Theo các chuyên gia, nên phát triển theo hướng xây rồi cho thuê nhà ở xã hội thay vì mua bán để người dân có nhà ở giá rẻ.

Làm gì để đạt mục tiêu xây 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024
Làm gì để đạt mục tiêu xây 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024

VOV.VN - Thị trường bất động sản đang diễn biến phức tạp, giá nhà chung cư tăng cao bất thường khiến giấc mơ có nhà ở của những người có thu nhập thấp đang ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh đó, việc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã trở thành vấn đề nóng

Làm gì để đạt mục tiêu xây 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024

Làm gì để đạt mục tiêu xây 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024

VOV.VN - Thị trường bất động sản đang diễn biến phức tạp, giá nhà chung cư tăng cao bất thường khiến giấc mơ có nhà ở của những người có thu nhập thấp đang ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh đó, việc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã trở thành vấn đề nóng