Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương này xuống từng tổ dân phố với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng cũng không lạm dụng chính sách.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42 ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thành phố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương này xuống từng tổ dân phố với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng cũng không lạm dụng chính sách. Ngoài các đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng còn chi ngân sách địa phương trợ cấp thêm cho những đối tượng khác thuộc diện hưởng trợ cấp thường xuyên theo Nghị quyết HĐND thành phố.

da nang 1_0.jpg
Những người già như vợ chồng ông Phạm Bồng cần được sớm trợ giúp.

Ông Nguyễn Hà năm nay vừa bước sang tuổi 90 ở đầu dãy nhà liền kề dành cho các bệnh nhân  phong làng Vân, tái định cư tại tổ 14, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu bị cụt 2 chân do di chứng của bệnh. Những ngày này, ông Hà cảm thấy trống vắng quá. Bao nhiêu chi phí thuốc men chỉ trông chờ vào khoản tiền trợ cấp hơn 1 triệu đồng từ nhà nước.

“Có dịch thì dĩ nhiên là bà con nói chung là không đi làm ăn chi được nên khó khăn. Ở nhà hết. Như chúng tôi thì dĩ nhiên là ở nhà rồi mà từ thiện cũng không tới luôn. Bữa trước thành phố có tới tặng quà. Bữa ni cũng có quận cũng  có tới tặng quà. Rứa thôi chứ ngoài ra không có ai nữa”, ông Nguyễn Hà nói.

Những bệnh nhân phong làng Vân sống định cư tại tổ 14, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu xưa nay sống nhờ trợ cấp xã hội của nhà nước và tấm lòng nghĩa hiệp của các nhà hảo tâm. Dịch bệnh bùng phát rồi thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hạn chế đi lại nên mấy tháng rồi, các nhà hảo tâm chưa ai đến thăm nơi này.

Ông Phạm Bồng, ở cuối dãy nhà liền kề cho biết, xưa sống ở làng Vân dưới chân đèo Hải Vân còn nuôi được con gà, trồng mớ rau, cá thì luôn có sẵn trước nhà. Nay vào đây chỉ có đường nhựa và bê tông, sống trông chờ tiền cứu trợ: “Tiền trợ cấp hơn 1 triệu bảy chục không đủ mua đồ ăn. Bữa ni cái chi cũng đắt đỏ. Chỉ biết trông chờ Nhà nước giúp đỡ vượt qua khó khăn”.

Ông Hồ Đắc Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiều thành phố Đà Nẵng cho biết, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến những hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, phường và quận luôn dành nhiều suất quà chuyển đến tay các bệnh nhân làng phong ở khu tái định cư này.

da nang 2.jpg
Ông Nguyễn Hà, bệnh nhân phong ở phường Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu.

Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của thành phố về việc rà soát các đối tượng xã hội, hộ nghèo, cận nghèo để hưởng trợ cấp từ gói hỗ trợ an sinh theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, UBND phường đã cử cán bộ xuống từ khu phố để nắm lại tình hình đời sống bà con, lập danh sách gửi lên quận.

Ông Hồ Đắc Thắng cho biết, cả phường có 532 hộ nghèo, 217 hộ cận nghèo, nay phường rà soát, cập nhật lại tình hình từng nhà, phấn đấu đến ngày 16/4 này là chốt danh sách gửi lên cấp trên.

“Phường đã soạn biểu mẫu gửi xuống từng hộ dân. Những người lao động có hợp đồng, không có hợp đồng hoặc lao động tự làm trong địa bàn từng tổ, từng khu dân cư để lấy phiếu khảo sát đến từng đối tượng. Trên cơ sở đó ngày 16/4 là hạn chót của phường. Các tổ dân phố gửi lên phường tổng hợp và báo cáo quận, quận báo cáo thành phố”, ông Thắng cho hay.

da nang 3_0.jpg
Trong khi chờ gói hỗ trợ an sinh xã hội, địa phương tranh thủ các nguồn cứu trợ để giúp người nghèo bị tật nguyền.

Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được thành phố Đà Nẵng triển khai ngay từ khi có hiệu lực. Theo đó, thành phố hướng dẫn các địa phương rà soát lại 3 nhóm đối tượng thụ hưởng trước, gồm nhóm người có công cách mạng, bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo. 3 nhóm đối tượng này hiện đã có sẵn danh sách, các địa phương tiến hành rà soát lại lần cuối, trình UBND thành phố phê duyệt vào ngày 20/4.

Đối với đối tượng là “Người lao động theo chế độ hợp đồng phải tạm hoãn hợp đồng không hưởng lương”; “Người lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm, lao động tự do hoặc tự tạo việc làm”; Hộ kinh doanh cá thể thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm”; “Doanh nghiệp sử dụng lao động khó khăn về tài chính”.. đã được Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP hướng dẫn khảo sát lập danh sách.

Ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, ngoài 7 đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng sẽ trình HĐND thành phố hỗ trợ thêm một nhóm đối tượng Thân nhân của người có công cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên theo Nghị quyết của HĐND TP, đối tượng bảo trợ xã hội đặc thù.

“Hiện nay chúng tôi chuẩn bị danh sách cụ thể để trình HĐND quyết định hỗ trợ cho những đối tượng này. Ví dụ như người tham gia kháng chiến mà chưa đủ thời gian được Thủ tướng quyết định được hưởng. Như là Công an, Quân đội tham gia trước năm 1975 nhưng chưa đủ 20 năm họ đã phục viên, xuất ngũ Nghị quyết của Chính phủ không có đối tượng này thì chúng tôi trình HĐND TP hỗ trợ. Đối tượng bảo trợ xã hội cũng thể. Có những đối tượng không thuộc diện Nghị định 136 thì phải dùng ngân sách địa phương hỗ trợ”, ông An cho biết.

Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, TP Đà Nẵng đã có quyết định tạm ứng nguồn ngân sách hơn 300 tỷ đồng thực hiện việc hỗ trợ các đối tượng, hộ gia đình trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“UBND thành phố cũng đã thông qua các chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn ngoài những chính sách của Trung ương. Trong tuần sau thì tất cả những chính sách này sẽ được triển khai và người dân sẽ được nhận được những khoản hỗ trợ đó. Trong nội dung này, điều quan trọng nhất là làm sao chúng ta rà soát đối sánh các đối tượng”, ông Chinh nói.

Theo thống kê ban đầu, đến cuối tháng 3-2020, TP Đà Nẵng có gần 58 nghìn người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, mất việc làm, nghỉ không lương; hơn 16 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo; hơn 38 ngàn đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội; 19.500 đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19;

Đồng thời hơn 15 ngàn người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên; 12 nghìn hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm 2 ca mắc Covid-19, 1 người có liên quan đến bệnh nhân 243
Thêm 2 ca mắc Covid-19, 1 người có liên quan đến bệnh nhân 243

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 10/4, Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc đến thời điểm này lên 257.

Thêm 2 ca mắc Covid-19, 1 người có liên quan đến bệnh nhân 243

Thêm 2 ca mắc Covid-19, 1 người có liên quan đến bệnh nhân 243

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 10/4, Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc đến thời điểm này lên 257.

Đà Nẵng hỗ trợ hàng nghìn tiểu thương bị ảnh hưởng dịch vì Covid-19
Đà Nẵng hỗ trợ hàng nghìn tiểu thương bị ảnh hưởng dịch vì Covid-19

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang khẩn trương thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ cho có hàng nghìn hộ tiểu thương theo Nghị quyết của Chính phủ.

Đà Nẵng hỗ trợ hàng nghìn tiểu thương bị ảnh hưởng dịch vì Covid-19

Đà Nẵng hỗ trợ hàng nghìn tiểu thương bị ảnh hưởng dịch vì Covid-19

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang khẩn trương thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ cho có hàng nghìn hộ tiểu thương theo Nghị quyết của Chính phủ.

17 cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội hết thời gian cách ly phòng Covid-19
17 cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội hết thời gian cách ly phòng Covid-19

VOV.VN - 17 cán bộ chiến sĩ Công an tiếp xúc F2, F3 với Phó trưởng Công an phường Đông Ngạc (Hà Nội) đã hoàn thành thời gian cách ly vì Covid-19.

17 cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội hết thời gian cách ly phòng Covid-19

17 cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội hết thời gian cách ly phòng Covid-19

VOV.VN - 17 cán bộ chiến sĩ Công an tiếp xúc F2, F3 với Phó trưởng Công an phường Đông Ngạc (Hà Nội) đã hoàn thành thời gian cách ly vì Covid-19.