Bác sĩ nói gì vụ trẻ 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung lắc?

Trẻ dưới 12 tháng thóp chưa hoàn thiện nên việc rung lắc gây nguy hiểm, thậm chí khiến bé bị xuất huyết não, động kinh.

Liên quan tới vụ việc trẻ em 1 tháng tuổi tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội, bị bảo mẫu rung lắc, cháu bé đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi trung ương.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng đây là hành động cực kỳ nguy hiểm nhất là với trẻ quá nhỏ, thóp còn non chưa hoàn chỉnh.

Theo bác sĩ Khanh, hội chứng rung lắc ở trẻ em đã được cảnh báo rất nhiều nhưng người lớn còn chủ quan hoặc không biết. Nhiều cha mẹ có thói quen bế con lên và rung lắc. Khi rung lắc như vậy, khoảng cách giữa sọ và não gây nên dao động như bạn lắc ca nước. Sau rung lắc 1 đến 2 giờ, trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, thay đổi tri giác, co giật. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê… khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị ảnh hưởng bởi hành động rung lắc.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng. Tại Mỹ, người ta thống kê ước chứng mỗi tháng có 100 bệnh nhi bị hội chứng này, khoảng 1/4 trong số đó tử vong.

Trẻ bị hội chứng rung lắc đa phần là do bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tung hứng hoặc đung đưa, lắc trẻ quá mạnh khi chơi đùa với trẻ, khi bản thân họ căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là để trẻ đỡ quấy khóc.

Nguyên nhân gây hội chứng rung lắc, bác sĩ Hoàng cho rằng do hộp sọ của trẻ mềm và lớn hơn nhiều so với tổ chức não, khoảng cách giữa nhu mô não và hộp sọ của trẻ lớn. Khi rung lắc sẽ gây va đập giữa nhu mô não và hộp sọ. Hậu quả tương tự như khi người lớn bị chấn thương sọ não. Do trọng lượng của đầu của trẻ bằng khoảng 1/4 cơ thể, cột sống cổ và các dây chằng chưa vững chắc, dễ chấn thương.

Khi trẻ bị rung lắc, ngoài va đập khiến đụng dập tổ chức não, các mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết, tạo thành các đám máu tụ, gây tăng áp lực nội sọ.

Biểu hiện trẻ bị rung lắc sau 4 đến 6 giờ:

- Mắt lờ đờ do xuất huyết võng mạc, da tái xanh do mất máu, thóp có thể phồng.

- Quấy khóc, kích thích vật vã hoặc lơ mơ, li bì, không đáp ứng với xung quanh, thậm chí hôn mê, bỏ bú, bỏ ăn, buồn nôn hoặc nôn, thở chậm hoặc thậm chí ngưng thở.

- Một số trẻ có biểu hiện co cứng cổ và các chi, có thể co giật, hoặc cơ thể mềm nhẽo.

- Tổn thương cột sống cổ khiến trẻ bị ngoẹo đầu sang một bên hoặc hạn chế vận động vùng cổ.

Khi trẻ có biểu hiện trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ cấp cứu. 

Hội chứng rung lắc nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng muộn, thậm chí nhiều năm sau mới biểu hiện như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, nghe kém, giảm thị lực, bại não, co cứng các khớp, co giật, động kinh.

Theo bác sĩ Khanh, việc điều trị hội chứng rung lắc chỉ can thiệp điều trị bảo tồn, cho trẻ thở oxy, an thần, dinh dưỡng. Trẻ bị nặng có thể đặt nội khí quản, thở máy. Nếu trẻ bị xuất huyết não nhiều chắc chắn để lại di chứng trong tương lai.

Về thói quen cho con nằm võng, bác sĩ Khanh cho biết rung lắc do nằm võng ít xảy ra hơn, phải rung lắc rất mạnh trẻ mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trẻ nên nằm nôi bằng, không nên nằm võng. Nhiều trẻ được ba mẹ rung lắc có thể thích thú nhưng thói quen này nhiều nguy cơ té ngã và rung lắc não. Vì vậy, ông khuyến cáo người lớn nên bỏ ngay thói quen này.

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ, không bao giờ bế thốc ngược, không xốc vác trẻ gấp gáp, không tung hứng trẻ khi nô đùa với con, không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé 2 tuổi bị bạo hành nhập viện: Đừng coi "đánh mắng" trẻ là chuyện nhà người ta
Bé 2 tuổi bị bạo hành nhập viện: Đừng coi "đánh mắng" trẻ là chuyện nhà người ta

VOV.VN - Rất nhiều vụ bạo hành trẻ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho trẻ đã xảy ra. Người thân, hàng xóm, người lớn ai cũng biết, nhưng đã không can thiệp vì coi đó là chuyện riêng của mỗi nhà.

Bé 2 tuổi bị bạo hành nhập viện: Đừng coi "đánh mắng" trẻ là chuyện nhà người ta

Bé 2 tuổi bị bạo hành nhập viện: Đừng coi "đánh mắng" trẻ là chuyện nhà người ta

VOV.VN - Rất nhiều vụ bạo hành trẻ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho trẻ đã xảy ra. Người thân, hàng xóm, người lớn ai cũng biết, nhưng đã không can thiệp vì coi đó là chuyện riêng của mỗi nhà.

Mức phạt và những hành vi bị cấm làm với trẻ em
Mức phạt và những hành vi bị cấm làm với trẻ em

VOV.VN - Vụ bé trai 3 tuổi bị ép hút ma túy mới đây làm gia tăng lo ngại về tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em từ chính những người lớn trong gia đình. Những hành vi nào bị cấm làm với trẻ em và mức phạt ra sao?

Mức phạt và những hành vi bị cấm làm với trẻ em

Mức phạt và những hành vi bị cấm làm với trẻ em

VOV.VN - Vụ bé trai 3 tuổi bị ép hút ma túy mới đây làm gia tăng lo ngại về tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em từ chính những người lớn trong gia đình. Những hành vi nào bị cấm làm với trẻ em và mức phạt ra sao?

Vietnam Airlines đồng hành cùng Facing The World phẫu thuật trẻ em dị tật khuôn mặt
Vietnam Airlines đồng hành cùng Facing The World phẫu thuật trẻ em dị tật khuôn mặt

VOV.VN - Trong 5 năm tới, Vietnam Airlines sẽ hỗ trợ vận chuyển bác sĩ, chuyên gia y tế của Tổ chức thiện nguyện Facing The World (FTW) sang Việt Nam để đào tạo chuyên môn cho các y bác sĩ Việt Nam phẫu thuật, điều trị cho trẻ em bị dị tật sọ mặt, cũng như thực hiện các chương trình từ thiện khắp cả nước.

Vietnam Airlines đồng hành cùng Facing The World phẫu thuật trẻ em dị tật khuôn mặt

Vietnam Airlines đồng hành cùng Facing The World phẫu thuật trẻ em dị tật khuôn mặt

VOV.VN - Trong 5 năm tới, Vietnam Airlines sẽ hỗ trợ vận chuyển bác sĩ, chuyên gia y tế của Tổ chức thiện nguyện Facing The World (FTW) sang Việt Nam để đào tạo chuyên môn cho các y bác sĩ Việt Nam phẫu thuật, điều trị cho trẻ em bị dị tật sọ mặt, cũng như thực hiện các chương trình từ thiện khắp cả nước.

Khi nào mới chấm dứt bạo hành trẻ mầm non?
Khi nào mới chấm dứt bạo hành trẻ mầm non?

VOV.VN - Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang rất nhức nhối, không ngừng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Đáng nói, tình trạng này xảy ra nhiều ở trường học, trường mầm non - nơi phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình.

Khi nào mới chấm dứt bạo hành trẻ mầm non?

Khi nào mới chấm dứt bạo hành trẻ mầm non?

VOV.VN - Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang rất nhức nhối, không ngừng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận. Đáng nói, tình trạng này xảy ra nhiều ở trường học, trường mầm non - nơi phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình.

Trẻ em tiếp tục bị bạo hành dù có 17 cơ quan bảo vệ?
Trẻ em tiếp tục bị bạo hành dù có 17 cơ quan bảo vệ?

VOV.VN - 17 cơ quan bảo vệ trẻ em, có trách nhiệm phòng chống, giải quyết các vấn đề xâm hại trẻ em xuất phát từ Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56 của Chính phủ năm 2017 và Nghị định số 80 năm 2017 của Chính phủ về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh.

Trẻ em tiếp tục bị bạo hành dù có 17 cơ quan bảo vệ?

Trẻ em tiếp tục bị bạo hành dù có 17 cơ quan bảo vệ?

VOV.VN - 17 cơ quan bảo vệ trẻ em, có trách nhiệm phòng chống, giải quyết các vấn đề xâm hại trẻ em xuất phát từ Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56 của Chính phủ năm 2017 và Nghị định số 80 năm 2017 của Chính phủ về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh.

Làm gì để chấm dứt nạn bảo mẫu bạo hành trẻ?
Làm gì để chấm dứt nạn bảo mẫu bạo hành trẻ?

VOV.VN - Vụ việc 2 bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi tử vong tại Hà Nội vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bản án nào đủ sức răn đe những kẻ nhẫn tâm bạo hành con trẻ? Bức xúc, phẫn nộ có làm chúng ta vô can?

Làm gì để chấm dứt nạn bảo mẫu bạo hành trẻ?

Làm gì để chấm dứt nạn bảo mẫu bạo hành trẻ?

VOV.VN - Vụ việc 2 bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi tử vong tại Hà Nội vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bản án nào đủ sức răn đe những kẻ nhẫn tâm bạo hành con trẻ? Bức xúc, phẫn nộ có làm chúng ta vô can?

Không tố giác hành vi bạo hành trẻ em: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Không tố giác hành vi bạo hành trẻ em: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

VOV.VN - Bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em là những hành vi đáng lên án. Mái ấm gia đình phải là nơi bình yên nhất thì đôi khi lại là nỗi kinh hoàng đối với nhiều người.

Không tố giác hành vi bạo hành trẻ em: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Không tố giác hành vi bạo hành trẻ em: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

VOV.VN - Bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em là những hành vi đáng lên án. Mái ấm gia đình phải là nơi bình yên nhất thì đôi khi lại là nỗi kinh hoàng đối với nhiều người.

Vụ “võ sư” đánh vợ bị tố bạo hành con sau ly hôn: Trẻ có quyền chọn ở với bố hay mẹ
Vụ “võ sư” đánh vợ bị tố bạo hành con sau ly hôn: Trẻ có quyền chọn ở với bố hay mẹ

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, những đứa trẻ đang là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất. 

Vụ “võ sư” đánh vợ bị tố bạo hành con sau ly hôn: Trẻ có quyền chọn ở với bố hay mẹ

Vụ “võ sư” đánh vợ bị tố bạo hành con sau ly hôn: Trẻ có quyền chọn ở với bố hay mẹ

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, những đứa trẻ đang là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất.