Báo động tình trạng sạt lở tại trung tâm hành chính huyện miền núi Quảng Nam

VOV.VN - Liên tiếp nhiều năm qua, sạt lở núi trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền núi tỉnh Quảng Nam mỗi khi đến mùa mưa bão. Tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng dày hơn, lan rộng, uy hiếp nhiều khu dân cư và cả trung tâm hành chính các huyện miền núi.

Trung tâm hành chính huyện miền núi cao Nam Trà My đặt tại xã Trà Mai được quy hoạch và xây dựng cách đây 20 năm. Nhiều công trình, trụ sở làm việc kiên cố tại đây đã giúp người dân vùng cao này tránh trú lũ quét, sạt lở đất.            

Hiện nay, khu vực này đang đối mặt với nguy cơ sạt lở rất lớn, bởi ngay sau lưng các khu dân cư, trụ sở làm việc là đồi núi cao đã xuất hiện nhiều vết nứt, ngày càng nguy hiểm hơn. Sau đợt mưa bão cuối năm 2020, một phần quả đồi phía sau trụ sở cơ quan Thi hành án huyện Nam Trà My bị sạt lở. Khu vực này đã được kè chắn nhưng khu phía sau các trụ sở của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, Tòa án, Công an huyện Nam Trà My... tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài gần 1 km.

Bà Lưu Thị Nghĩa, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sống gần khu vực này cho biết, bà con nơm nớp lo sợ mỗi khi trời mưa lớn.

Tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, cứ vào mùa mưa, dòng nước chảy xiết từ trên sườn núi trút xuống đường như những con suối nhỏ. Đáng lo ngại là toàn bộ dãy núi chạy dọc sau các trụ sở làm việc của huyện Nam Trà My liên tục sạt đất đá xuống khu dân cư, nước và đất đá trên cao tràn xuống đe dọa tính mạng, tài sản của dân.        

Để đảm bảo an toàn cho bà con, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tính đến phương án di dời trung tâm hành chính huyện đến khu vực khác. Tuy nhiên, ở vùng núi cao, địa hình đồi dốc, việc tìm ra khu vực đủ diện tích để xây dựng trung tâm hành chính là rất khó và tốn kém nguồn đầu tư.

Theo ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, phương án khả thi nhất là xây dựng kè chống sạt lở kết hợp các giải pháp hạ thấp quả đồi để có quỹ đất bố trí di dời, tái định cư và phát triển không gian đô thị: “Theo dự toán, để xây dựng cả bờ kè và khu dân cư thì cần kinh phí trên 350 tỷ đồng, đây là nguồn kinh phí rất lớn. Trước mắt chúng tôi mong tỉnh Quảng Nam hỗ trợ làm bờ kè trước, kinh phí khoảng 70 tỷ đồng để bảo vệ được khu vực trung tâm hành chính, chứ làm một lúc thì kinh phí quá nhiều”. 


Trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đợt mưa lũ cách đây 2 năm làm hàng chục người chết và mất tích. Tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sắp xếp dân cư miền núi, xây dựng các khu tái định cư, giúp người dân vùng sạt lở phòng tránh thiên tai, ổn định cuộc sống. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đến kiểm tra hiện trường các khu vực có nguy cơ sạt lở tại huyện Nam Trà My và đồng ý chủ trương thực hiện phương án chống sạt lở trong trường hợp cấp thiết đối với trung tâm hành chính huyện.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trước mắt huyện Nam Trà My cần triển khai một số giải pháp cấp bách tại những khu vực xung yếu: “Trên cơ sở phương án chung của tỉnh thì các địa phương, nhất là khu vực miền núi chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai phù hợp với địa phương mình. Trong điều kiện các tuyến giao thông chưa khắc phục kịp thì phải có phương án dự trữ lương thực, bố trí sẵn lực lượng tại chỗ để khi có tình huống thiên tai phức tạp thì vẫn đủ để người dân vượt qua”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở đất ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), một người tử vong
Sạt lở đất ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), một người tử vong

VOV.VN - Tại địa bàn thị trấn An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa xảy ra một vụ sạt lở đất làm một người tử vong.

Sạt lở đất ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), một người tử vong

Sạt lở đất ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), một người tử vong

VOV.VN - Tại địa bàn thị trấn An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa xảy ra một vụ sạt lở đất làm một người tử vong.

Phát hiện cá sấu trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu)
Phát hiện cá sấu trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu)

VOV.VN - Tối 28/8, ông Huỳnh Văn Tèo - Chủ tịch UBND thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu thông tin, địa phương vừa phát hiện cá sấu nổi trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đoạn qua địa bàn thị trấn.

Phát hiện cá sấu trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu)

Phát hiện cá sấu trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Bạc Liêu)

VOV.VN - Tối 28/8, ông Huỳnh Văn Tèo - Chủ tịch UBND thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu thông tin, địa phương vừa phát hiện cá sấu nổi trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đoạn qua địa bàn thị trấn.

Cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở tại khu vực ĐBSCL
Cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở tại khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Chiều nay (28/8), tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL và một số địa phương.

Cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở tại khu vực ĐBSCL

Cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở tại khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Chiều nay (28/8), tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL và một số địa phương.

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân xe tải chở vỏ hạt điều bị cháy trên Quốc lộ 51
Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân xe tải chở vỏ hạt điều bị cháy trên Quốc lộ 51

Tại hiện trường, một phần xe tải gồm bánh xe, kính lái, cabin…hư hỏng nặng. Bánh xe tải bị cháy khiến xe lật nghiêng, nhiều tấn vỏ hạt điều đổ ra đường.

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân xe tải chở vỏ hạt điều bị cháy trên Quốc lộ 51

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân xe tải chở vỏ hạt điều bị cháy trên Quốc lộ 51

Tại hiện trường, một phần xe tải gồm bánh xe, kính lái, cabin…hư hỏng nặng. Bánh xe tải bị cháy khiến xe lật nghiêng, nhiều tấn vỏ hạt điều đổ ra đường.

Nỗi lo trước thềm năm học mới ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận
Nỗi lo trước thềm năm học mới ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận

VOV.VN - Đến nay, ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận cùng với các cấp chính quyền đã tích cực chỉ đạo các trường chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… sẵn sàng cho năm học mới 2023-2024. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận vẫn còn nhiều khó khăn trước thềm năm học mới.

Nỗi lo trước thềm năm học mới ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận

Nỗi lo trước thềm năm học mới ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận

VOV.VN - Đến nay, ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận cùng với các cấp chính quyền đã tích cực chỉ đạo các trường chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… sẵn sàng cho năm học mới 2023-2024. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận vẫn còn nhiều khó khăn trước thềm năm học mới.