Bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trong mùa khô 

VOV.VN - Để bảo vệ an toàn cho những cánh “rừng khộp” dễ cháy trong mùa khô, Vườn quốc gia Yok Đôn và các lực lượng địa phương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

Vườn quốc gia Yok Đôn có diện tích trên 115.000 ha, nằm trải rộng hai tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông và tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri, Vương quốc Campuchia. Ở đây chủ yếu là hệ sinh thái rừng cây lá rộng rụng lá vào mùa khô hay còn gọi là “rừng khộp”. Đây là Vườn quốc gia duy nhất ở nước ta còn bảo tồn được loại rừng đặc biệt này. Để bảo vệ an toàn cho những cánh “rừng khộp” dễ cháy trong mùa khô, Vườn quốc gia Yok Đôn và các lực lượng địa phương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thời tiết Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô. Dưới những tán cây cổ thụ ở Vườn quốc gia Yok Đôn, thảm thực bì với nhiều tầng lá rụng trên các đám cỏ le, cỏ tranh, bụi lồ ô… đã khô xác. Ông Nguyễn Hữu Tạo – Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn thông tin, thời điểm này thảm thực bì rất dễ bắt lửa. Ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã tích cực triển khai công tác phòng chống cháy rừng. Cùng với việc tạo hàng nghìn mét đường băng cản lửa, diễn tập các phương án phòng chống cháy rừng, đơn vị đã khoanh vùng, xử lý đốt thực bì từ sớm.

“Trong vườn hiện có 17 trạm, đội và chúng tôi đang chỉ đạo việc ứng trực 24/24h, đảm bảo triển khai đến tất cả các diện tích rừng trong vườn, thực hiện phương pháp đốt non cỏ kiểm soát, xử lý vật liệu cháy. Làm sao việc đốt thực bì cháy loang lổ trong diện tích nhỏ, không ảnh hưởng tới cây, đảm bảo cho rừng phát triển tốt”- ông Nguyễn Hữu Tạo cho biết. 

Trong vùng đệm Vườn quốc gia Yok Đôn hiện có gần 30.000 hộ dân sinh sống, thuộc 7 xã của các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Hầu hết bà con là người dân tộc thiểu số, đời sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Bà H’Khưa Hđơt (dân tộc Ê đê), ở buôn Jang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn cho biết, gia đình cùng với 19 hộ khác nhận khoán bảo vệ 500 ha rừng tự nhiên thuộc Vườn quốc gia Yok Đôn. Trong mùa khô, bà con đã chia thành 5 tổ luân phiên tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng.

“Mỗi hộ cử một người, tham gia tổ 5 người để tuần tra bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ra Tết triển khai công tác phòng, chống cháy rừng. Các thành viên trong tổ phối hợp với lực lượng kiểm lâm đến các hộ dân tuyên truyền vận động bà con không đốt nương làm rẫy hay lấn chiếm đất rừng, gây cháy rừng. Các khu vực dễ cháy thì tổ chức thu dọn thực bì, chuẩn bị các phương án chữa cháy rừng để dập lửa nếu có tình huống xấu xảy ra…”- bà H’Khưa Hđơt cho biết. 

Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng thuộc diện lớn nhất cả nước với trên 115.000 ha, nằm trải rộng trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri, Vương quốc Campuchia. Tại đây có trên 220 loài thực vật trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm; khoảng 340 loài động vật, nổi bật là voi, gấu, bò rừng, bò tót, chồn bay…

Ông Phạm Tuấn Linh – Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn chia sẻ, sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và các hộ nhận khoán đã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong nhiều năm trở lại đây, Vườn quốc gia Yok Đôn không xảy ra vụ cháy rừng lớn nào. Mùa khô này, Vườn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các phương án phòng cháy, phát dọn trên 120 km đường băng cản lửa, đóng hàng trăm biển cảnh báo, thành lập 17 đội xung kích thực hiện nhiệm vụ theo dõi, ứng trực, tuyên truyền, vận động người dân cùng bảo vệ rừng.

“Muốn bảo vệ rừng hay phòng cháy chữa cháy rừng thì chúng tôi xác định công tác phòng là chính. Vườn đã tổ chức tuyên truyền cho trên 4.000 lượt người dân tham gia và 5 trường học để người dân, học sinh nhận thức được tầm quan trọng của rừng, môi trường rừng. Phối hợp với UBND 7 xã vùng đệm triển khai quy chế phối hợp tổ chức tuần tra, bảo vệ, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm tác động vào rừng. Cùng với đó là yêu cầu 17 trạm, đội ở hiện trường tích cực tuần tra, ngăn chặn các đối tượng hay người dân thường ra vào rừng mang theo nguồn lửa có thể gây cháy lớn”- ông Phạm Tuấn Linh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào Cai phòng chống cháy rừng mùa hanh khô
Lào Cai phòng chống cháy rừng mùa hanh khô

VOV.VN - Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có”, tỉnh Lào Cai yêu cầu các chủ rừng chủ động xây dựng và sẵn sàng triển khai phương án chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Lào Cai phòng chống cháy rừng mùa hanh khô

Lào Cai phòng chống cháy rừng mùa hanh khô

VOV.VN - Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có”, tỉnh Lào Cai yêu cầu các chủ rừng chủ động xây dựng và sẵn sàng triển khai phương án chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đốt thực bì có kiểm soát ở Gia Lai để phòng chống cháy rừng
Đốt thực bì có kiểm soát ở Gia Lai để phòng chống cháy rừng

VOV.VN - Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Đốt thực bì có kiểm soát ở Gia Lai để phòng chống cháy rừng

Đốt thực bì có kiểm soát ở Gia Lai để phòng chống cháy rừng

VOV.VN - Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Đắk Lắk triển khai phòng, chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô
Đắk Lắk triển khai phòng, chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk đang trong cao điểm mùa khô, nhiều diện tích rừng tại đây có nguy cơ xảy ra cháy cao. Để ứng phó, các chủ rừng và ngành chức năng ở tỉnh đang tích cực triển khai nhiều biện pháp.

Đắk Lắk triển khai phòng, chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Đắk Lắk triển khai phòng, chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk đang trong cao điểm mùa khô, nhiều diện tích rừng tại đây có nguy cơ xảy ra cháy cao. Để ứng phó, các chủ rừng và ngành chức năng ở tỉnh đang tích cực triển khai nhiều biện pháp.