Bát cơm của người khuyết tật dành cho bệnh nhân nghèo

(VOV) -Bị dị tật chân tay bẩm sinh nhưng anh Nguyễn Duy Học ở huyện Krông Păk, Đắk Lắk vẫn vượt khó và hết lòng giúp đỡ người nghèo.

Bị tật bẩm sinh cả tay và chân, nhưng anh Nguyễn Duy Học ở huyện Krông Păk, tỉnh Đắc Lắc đã nỗ lực vươn lên trong học tập, trở thành kỹ thuật viên máy tính, làm việc ở một doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Buôn Ma Thuột. Không chỉ tự lo được cuộc sống cho bản thân, anh còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa, thu hút đông bạn trẻ tham gia, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn và bệnh nhân nghèo.

Buổi sáng chủ nhật ở căn tin Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc đông vui, nhộn nhịp bởi tiếng cười nói rôm rả của nhóm thanh niên tình nguyện đang nấu bữa cơm từ thiện dành cho bệnh nhân nghèo.

Với đôi bàn chân bị tật bẻ ngược ra phía sau và đôi tay co quắp, nhưng anh Nguyễn Duy Học – Trưởng nhóm vẫn cố lê từng bước đi kiểm tra, đôn đốc tình nguyện viên thực hiện các khâu đoạn nấu nướng bếp ăn tập thể một cách bài bản.

Nguyễn Duy Học trao quà cho người nghèo

Anh Học cho biết, đã gần một năm nay, cứ đến chủ nhật hàng tuần, nhóm tình nguyện viên do anh phụ trách lại đến đây để lo chuyện bếp núc. Để có được nguyên liệu cho 200 suất ăn vào trưa chủ nhật, từ tối thứ bảy, các bạn đã tranh thủ đi chợ đêm để mua sắm lương thực, thực phẩm, gia vị, mắm muối.....

Công việc bếp núc, chợ búa tưởng chừng không quen với các nam, nữ thanh niên ở thành phố, nhưng thấy việc làm có ý nghĩa và thú vị, nên thu hút ngày càng đông các bạn tham gia.

“Lúc đầu chỉ có mười mấy bạn tham gia, nhưng sau một thời gian lên đến 80, 100 bạn thay phiên nhau làm vậy đó. Lên đây làm thì các bạn mới thấy được cuộc sống còn nhiều hoàn cảnh khó khăn. Các bạn thấy mình giúp đỡ được người khác nên thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn”- anh Duy Học tâm sự.

Là kỹ thuật viên máy tính của một công ty tư nhân ở thành phố Buôn Ma Thuột, gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Duy Học đã vận dụng mạng xã hội Facebook vào công việc từ thiện nhân đạo có hiệu quả.

Biết rằng, “một cây làm chẳng nên non”, bản thân lại bị khuyết tật, đi lại khó khăn, qua mạng xã hội, anh đã tập hợp được hàng trăm người tham gia nhóm “Vòng tay yêu thương” rất có ý nghĩa, với biểu tượng 3 bàn tay chụm lại thành vòng tròn luân hồi bao bọc trái tim.

Hầu hết các tình nguyện viên là học sinh, sinh viên, chưa có nguồn thu nhập để đóng góp, nhưng với quan niệm “kiến tha lâu đầy tổ”, các bạn đã vận động người thân, gia đình ủng hộ việc làm có ý nghĩa này. Vì thế, ngày đầu tổ chức chỉ được vài chục suất cơm, nhưng đến nay, đã lên vài trăm suất giúp đỡ bệnh nhân nghèo.

“Qua mạng facebook, em thấy anh Học tuy là người tàn tật nhưng lúc nào cũng sống lạc quan, yêu đời và có tấm lòng nhân hậu, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Em ngưỡng mộ điều đó nên học tập làm theo và tham gia nhóm, góp ít công sức vào làm. Thay vì đi chơi với bạn bè thì mình bớt chút thời gian đi làm tình nguyện viên. Vào đây em mới biết có nhiều bệnh nhân không có cơm ăn, khi họ nhận được suất cơm là họ cảm động lắm”. Tình nguyện viên Nguyễn Thị Hòa – học sinh lớp 12, Trường THPT Hồng Đức, thành phố Buôn Ma Thuột tâm sự.

Các tình nguyện viên tham gia hoạt động tư thiện với Nguyễn Duy Học

Mỗi buổi nấu ăn có 20 tình nguyện viên. Theo sự phân công, sắp xếp của Nguyễn Duy Học, mỗi bạn có một việc làm riêng, từ nhặt rau, thái thịt, nấu cơm,… đến ghi, phát phiếu, đưa cơm. Đến 10h trưa, hơn 200 suất cơm nóng sốt, tươi ngon, đầy đủ thịt, rau, canh,… được trao tận tay các bệnh nhân nghèo một cách tươm tất.

Trực tiếp đưa cơm cho bệnh nhân Lê Văn Hải, anh Học cho biết, trường hợp này đã nằm liệt giường hơn 5 tháng nay vì tai nạn lao động, mổ ruột thừa. Gia đình đã bán hết tài sản để điều trị nhưng chưa tiến triển. Vợ phải ở nhà nuôi con nhỏ, nên mẹ anh là bà Mai Thị Minh, đã ngoài 70 tuổi, cũng phải lặn lội từ Thanh Hóa vào để chăm sóc con bệnh tật.

Đồng hành với Nguyễn Duy Học, bên cạnh hàng trăm tình nguyện viên còn có chị Nguyễn Thị Hải Hồng – người trợ lý đắc lực cho các hoạt động của nhóm “Vòng tay yêu thương”.

Chị Hồng cho biết, cùng với việc tổ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, nhóm còn tổ chức các hoạt động từ thiện như tặng quà cho trẻ em nghèo và người già neo đơn ở vùng sâu, vùng xa. Các hoạt động này đều được Trưởng nhóm Nguyễn Duy Học công khai, minh bạch trên mạng facebook, mọi thành viên đều thấy được.

Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 sắp tới, nhóm “Vòng tay yêu thương” sẽ tổ chức chương trình “Xoa dịu nỗi đau” và “Vui Tết Thiếu nhi” tại xã vùng sâu Ea Kly, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk, với các hoạt động tặng quà, tổ chức vui chơi với các cháu thiếu nhi tàn tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Chủ tịch nước trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó
Phó Chủ tịch nước trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó

(VOV) - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao học bổng “Cùng em tới trường” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Yên Bái.

Phó Chủ tịch nước trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó

Phó Chủ tịch nước trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó

(VOV) - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao học bổng “Cùng em tới trường” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Yên Bái.

“Chắp cánh ước mơ” cho thiếu nhi nghèo vượt khó
“Chắp cánh ước mơ” cho thiếu nhi nghèo vượt khó

Gần 300 đại biểu thiếu nghèo vượt khó và 100 phụ trách thiếu nhi  tiêu biểu trong cả nước tham dự lễ tuyên dương Thiếu nhi nghèo vượt khó toàn quốc năm 2012...

“Chắp cánh ước mơ” cho thiếu nhi nghèo vượt khó

“Chắp cánh ước mơ” cho thiếu nhi nghèo vượt khó

Gần 300 đại biểu thiếu nghèo vượt khó và 100 phụ trách thiếu nhi  tiêu biểu trong cả nước tham dự lễ tuyên dương Thiếu nhi nghèo vượt khó toàn quốc năm 2012...

Hội nghị tôn vinh những tấm gương khuyết tật vượt khó
Hội nghị tôn vinh những tấm gương khuyết tật vượt khó

(VOV) - Tham dự hội nghị lần này có 333 đại biểu là người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ từ 63 tỉnh, thành phố.

Hội nghị tôn vinh những tấm gương khuyết tật vượt khó

Hội nghị tôn vinh những tấm gương khuyết tật vượt khó

(VOV) - Tham dự hội nghị lần này có 333 đại biểu là người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ từ 63 tỉnh, thành phố.