Bến Tre nỗ lực cung cấp nước sinh hoạt mùa khô

VOV.VN - Những ngày này, tỉnh Bến Tre đang ráo riết tổ chức các công việc cần thiết để cấp đủ nước ngọt cho người dân khi nguồn nước mặt tại các nhà máy xử lý nước của công ty đều nhiễm mặn trên 2 phần nghìn.

 

Hiện tại, công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre có 05 Nhà máy xử lý nước mặt tại An Hiệp, Hữu Định (huyện Châu Thành), Sơn Đông (thành phố Bến Tre, xã Lương Quới (huyện Giồng Trôm) và 1 nhà máy xử lý nước tại huyện Chợ Lách có tổng công suất 70.000m3/ngày, đêm. Các nhà máy xử lý nước có nhiệm vụ xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho toàn bộ địa bàn TP. Bến Tre; một số xã, thị trấn thuộc huyện Giồng Trôm, Châu Thành, 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp và một phần của huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam với gần 90.000 đấu nối đồng hồ nước.

Vào mùa khô, nhu cầu sử dụng nước ngọt  tăng từ 20-30% so với lúc bình thường; trong đó 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp, huyện Châu Thành cần mỗi ngày hơn 12.000 mét khối nước sạch để phục vụ sản xuất. Do Bến Tre đã xây dựng nhiều cống đập kiên cố và đập tạm tại đầu các tuyến kênh, rạch đã ngăn mặn, trữ ngọt trước đây làm nguồn  nước thô (nguyên liệu), nên đến thời điểm này cấp cho các nhà máy xử lý nước hoạt động ổn định, cơ bản đủ nước cung ứng cho khách hàng.

Riêng nguồn nước mặt phục vụ cho nhà máy xử lý nước tại xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm đã nhiễm mặn hoàn toàn nên công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre đã dùng 07 sà lan có trọng tải lớn đến khu vực thượng nguồn của sông Tiền tại huyện Chợ Lách để chở nước về cho nhà máy xử lý để cung cấp nước sạch cho người dân với giá ổn định. Công ty còn được đầu tư 16 tỷ đồng lắp đặt hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt R.O với công suất 3.000 mét khối/ngày/đêm để dự phòng khi nguồn nước mặt hoàn toàn nhiễm mặn.

Về kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt khi xâm nhập mặn càng sâu, ông Trần Hùng, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Ba giải pháp cơ bản để ứng phó mặn trong năm nay vận dụng trên những công trình ngăn mặn, trữ ngọt hiện có. Tập trung canh theo con nước để bơm, canh bổ cập liên tục trên thượng nguồn, cái đập tạm xã Thành Triệu vẫn lấy nước vô bổ cập nước ngọt để bơm. Giải pháp tiếp theo là cũng đã thực hiện rồi là đầu tư cụm máy RO(xử lý nước). Giải pháp thứ ba là vận chuyển bằng sà lan. Nói chung năm nay sẽ đảm bảo không để xảy ra tình trạng nước mặn như năm 2019-2020”.

Hiện nay, nguồn nước duy nhất để xử lý phục vụ sinh hoạt cho người dân ở tỉnh Bến Tre là nguồn nước mặt dự trữ dưới hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ. Trong đó có nhiều công trình dự trữ nước có trữ lượng nước ngọt lớn như: sông Ba Lai, hồ chứa nước Lạc Địa, sông Mã... Để trữ nước ngọt và ngăn mặn, Công ty TNHH MTV Công trình thủy lợi Bến Tre đã thực hiện duy tu sửa chữa 25 hạng mục công trình cống đập, nâng cấp bờ bao, nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch. UBND các huyện, thành phố đã chủ động triển khai các công trình đập tạm ngăn mặn, bờ bao cục bộ; tuyên truyền, vận động người dân nạo vét các  kênh mương, trữ nước ...

Tại khu vực ven biển của huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri, các trạm cấp nước của nhà nước và tư nhân cũng đang hoạt động hết công suất, sử dụng tối đa nguồn nước mặt trên sông rạch, ao hồ để xử lý đạt chất lượng cung cấp cho người dân. Chính quyền, đoàn thể tuyên truyền, vận động đến mọi người sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý và tăng cường khâu trữ nước để phục vụ cao điểm mùa khô.

Chị Cao Đình Lệ Thủy, người dân xã Thới Thuận, huyện Bình Đại cho biết, nhờ dự trữ nước mưa trong các hồ nên mùa khô năm nay không thiếu nước sinh hoạt: “Tôi nấu ăn bằng nước mưa, do chứa trong 2 cái hồ đủ uống, đủ xài trong nhà, cũng còn  xài tắm giặt được tới mưa. Mấy ngày nay mưa 2-3 đám, hứng được một lu nước  đủ uống, đủ xài. Nước ở sông Ba Lai thì hơi nhiễm mặn”.

Có thể nói, những nỗ lực của các cấp, các ngành đã giúp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giảm bớt khó khăn về nước sinh hoạt mùa khô hạn. Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết thêm: “Hiện nay, độ mặn so với năm rồi thì năm nay cao hơn, nhưng do sự chủ động của địa phương ngăn đập, ngăn sông, trữ nước... nên nước sinh hoạt và sản xuất của người dân vẫn đảm bảo, vùng ven biển thì ổn định. Thí dụ tôi nói nguyên khu vực cánh đồng huyện Ba Tri, Giồng Trôm và một phần huyện Thạnh Phú, Bình Đại hiện nay hệ thống thủy lợi chúng tôi khép kín hết, một cách rất chủ động nên nước vẫn ngọt. Người dân sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt rất bình thường”.

Tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt vào mùa khô ở xứ dừa không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên, mỗi năm khó khăn này đã giảm dần. Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre khẳng định, bằng những giải pháp công trình, phi công trình đến cuối năm 2024, địa phương sẽ không còn thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang sẽ xây cống ngăn mặn có quy mô lớn để chống hạn mặn
Tiền Giang sẽ xây cống ngăn mặn có quy mô lớn để chống hạn mặn

VOV.VN - Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng cống ngăn mặn tại đầu kênh Xáng Đồng Tâm, tức kênh Nguyễn Tấn Thành, thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành.

Tiền Giang sẽ xây cống ngăn mặn có quy mô lớn để chống hạn mặn

Tiền Giang sẽ xây cống ngăn mặn có quy mô lớn để chống hạn mặn

VOV.VN - Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng cống ngăn mặn tại đầu kênh Xáng Đồng Tâm, tức kênh Nguyễn Tấn Thành, thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành.

Bến Tre khuyến khích người dân đào ao "dã chiến"để trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn
Bến Tre khuyến khích người dân đào ao "dã chiến"để trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn

VOV.VN - Một trong những giải pháp để ứng phó với hạn mặn tấn công, bảo vệ thành quả sản xuất trong mùa khô hạn ở tỉnh Bến Tre là mô hình đào ao trữ nước ngọt. Giải pháp này đang được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích người dân nhân rộng.

Bến Tre khuyến khích người dân đào ao "dã chiến"để trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn

Bến Tre khuyến khích người dân đào ao "dã chiến"để trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn

VOV.VN - Một trong những giải pháp để ứng phó với hạn mặn tấn công, bảo vệ thành quả sản xuất trong mùa khô hạn ở tỉnh Bến Tre là mô hình đào ao trữ nước ngọt. Giải pháp này đang được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích người dân nhân rộng.

Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn mặn từ cuối mùa mưa
Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn mặn từ cuối mùa mưa

VOV.VN - Hiện nay, lượng mưa giảm dần, sắp đến mùa khô, chính quyền và người dân tỉnh Tiền Giang đang chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập có thể xảy ra.

Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn mặn từ cuối mùa mưa

Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn mặn từ cuối mùa mưa

VOV.VN - Hiện nay, lượng mưa giảm dần, sắp đến mùa khô, chính quyền và người dân tỉnh Tiền Giang đang chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập có thể xảy ra.

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn
Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, hàng nghìn ha lúa mới gieo sạ gần một tháng qua đã đối diện với tình trạng thiếu nước khi bắt đầu héo khô.

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, hàng nghìn ha lúa mới gieo sạ gần một tháng qua đã đối diện với tình trạng thiếu nước khi bắt đầu héo khô.