Biến đổi khí hậu có thể làm tê liệt hệ thống năng lượng

(VOV) -Việc thiết lập hệ thống an ninh năng lượng Việt Nam đang giai đoạn hình thành, đa dạng nguồn cung năng lượng chưa rõ rệt.

Sáng 29/1, tại Hà Nội, Viện Năng lượng tổ chức hội thảo khoa học đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngoài làm mực nước biển dâng, còn làm tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, thời tiết thất thường và nhất là làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông bão, lũ lụt, hạn hán, El Nino… đã và đang sẽ tác động mạnh đến cung – cầu năng lượng, an ninh năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Bá Cường – Phó viện trưởng Viện Năng lượng, các tác động này có thể là: Làm thay đổi theo hướng tăng nhu cầu năng lượng; tác động lớn đến an toàn và ổn định trong cung ứng năng lượng, làm gián đoạn, thậm chí tê liệt một thời gian dài; Gia tăng hơn nữa mức độ thuộc năng lượng, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu dẫn tới những mất ổn định nguồn cung ứng như sự phụ thuộc về địa chính trị.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nghiêm trọng của BĐKH, vì vậy việc đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn mới được coi là vấn đề cần thiết, quan trọng và cấp bách.

Toàn cảnh hội thảo

Còn ông Đặng Quang Thịnh- Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu- Viện Khoa học và Khí tượng Thủy văn và Môi trường – Bộ TNMT cho rằng, đối với ngành năng lượng, biến đổi khí hậu làm cho các giàn khoan dầu được xây dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu và khí, các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển bị ảnh hưởng; Tiêu thụ điện cho sinh hoạt, công nghiệp, thương mại gia tăng; Giảm hiệu suất sản lượng và do đó là mgia tăng chi phí đầu tư mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp thiết bị, mạng lưới phân phối điện; Mưa lớn, thất thường ảnh hưởng đến vận hành các công trình thủy điện.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Cường cho biết, việc thiết lập hệ thống an ninh năng lượng của Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn hình thành. Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng chưa rõ rệt. Mức độ phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu ngành càng lớn (Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nhập khẩu than cho điện khoảng 130-140 triệu tấn).

Theo đề xuất của ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch-Viện Năng lượng, để thiết lập hệ thống an ninh năng lượng trong thích ứng với BĐKH cần nhận dạng các tác động của BĐKH hệ thống điện; các nhà máy thủy điện; đường dây tải điện; sử dụng điện; tác động đến hệ thống khai thác; cung ứng và sử dụng than…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An ninh năng lượng được đặc biệt quan tâm tại AMEM 28
An ninh năng lượng được đặc biệt quan tâm tại AMEM 28

Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (AMEM 28) và các hội nghị liên quan từ ngày 19- 23/7 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).

An ninh năng lượng được đặc biệt quan tâm tại AMEM 28

An ninh năng lượng được đặc biệt quan tâm tại AMEM 28

Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (AMEM 28) và các hội nghị liên quan từ ngày 19- 23/7 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).

Bài học nào từ chiến lược an ninh năng lượng thế giới?
Bài học nào từ chiến lược an ninh năng lượng thế giới?

Thế kỷ XXI được coi là thời điểm nguy cơ cạn kiệt dầu mỏ, khí đốt đã cận kề  

Bài học nào từ chiến lược an ninh năng lượng thế giới?

Bài học nào từ chiến lược an ninh năng lượng thế giới?

Thế kỷ XXI được coi là thời điểm nguy cơ cạn kiệt dầu mỏ, khí đốt đã cận kề  

An ninh năng lượng hạt nhân- Bài toán khó đang cần lời giải
An ninh năng lượng hạt nhân- Bài toán khó đang cần lời giải

Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu năng lượng thế giới từ nay đến trước năm 2030 sẽ phải tăng ít nhất 40% và việc cân bằng nhu cầu này với cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu đang là vấn đề nan giải.

An ninh năng lượng hạt nhân- Bài toán khó đang cần lời giải

An ninh năng lượng hạt nhân- Bài toán khó đang cần lời giải

Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu năng lượng thế giới từ nay đến trước năm 2030 sẽ phải tăng ít nhất 40% và việc cân bằng nhu cầu này với cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu đang là vấn đề nan giải.