Bỏ biên chế ngành y: “Bệnh viện nên thuê giám đốc không phải bác sĩ”
VOV.VN - Theo các bác sĩ lâu năm, nhiều kinh nghiệm, việc bỏ biên chế là cần thiết để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Liên quan đến việc bỏ biên chế ngành y, nhiều bác sĩ có ý kiến cho rằng bỏ biên chế ngành y là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như chất lượng của y bác sĩ.
BS Ngô Trung, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, Sơn La - người đã có hơn 23 năm công tác tại miền núi khó khăn, cho rằng nên giao quyền tự chủ cho giám đốc bệnh viện. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đảm bảo chế độ đãi ngộ tốt hơn nữa cho các bác sĩ ở vùng biên giới hải đảo.
Bỏ biên chế ngành y là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như chất lượng của y bác sĩ. |
“Nếu với mức lương đủ nuôi gia đình như ngân hàng hoặc tài chính, bác sĩ sẽ chuyên tâm lo khám chữa bệnh và nâng cao trình độ chuyên môn, tập trung làm việc và nghiên cứu. Lúc đó, bác sĩ là người làm thuê, sẽ không còn tình trạng ban ơn, phải coi bệnh nhân như khách hàng đặc biệt. Đặc biệt, bác sĩ cũng phải lo học tập, trau dồi mới có thể trụ vững và có bệnh nhân”, BS Trung nói.
Hơn 20 năm công tác tại bệnh viện huyện miền núi, BS Trung chia sẻ: “Ở miền núi của chúng tôi, nếu các bác sĩ có phòng khám riêng thì không lo đói và chỉ chú tâm vào tăng thu nhập. Nếu muốn có bệnh nhân, bác sĩ phải giỏi phải học phải đọc nhiều”.
Bác sĩ Trung góp ý, tại vùng sâu vùng xa, chúng ta sẽ xây dựng cơ chế thu hút đầu tư hoặc thuê dịch vụ. Hoặc chúng ta sẽ xây dựng các trung tâm y tế theo mô hình bảo hiểm toàn diện.
“Khi bác sỹ không phải làm kinh tế sẽ tập trung trau rồi chuyên môn không bị tụt hậu và bị đào thải. Nếu bạn không giỏi thì sẽ không được thuê và về đi cày ruộng. Ở tuyến huyện và tỉnh cũng như tuyến Trung ương, bây giờ chúng ta tự tìm lối đi, tự phát triển lựa trọn các dịch vụ nhằm thu hút bệnh nhân.
Việc đào tạo bác sĩ nên thay đổi vì đầu vào thấp không chuyên sâu không có tính đột phá. Ở đâu cũng đào tạo bác sĩ cho nên bác sĩ còn nhiều hơn điều dưỡng. Bác sĩ không nên cử tuyển mà nên thi thực sự. Sát hạch và thi đầu ra phải thực chất, phải chiến đấu chứ không phải xin vào biên chế. Bác sĩ làm cầm chừng, họ đủ ăn nên không cần học tập nâng cao trình độ”- BS Trung nêu thực tế.
BS Trung lý giải, nếu ngành y bỏ y tế mô hình sẽ giống như bệnh viện tư và phòng khám tư nhân. Lúc đó, bác sĩ phải giỏi, năng động, tìm tòi học hỏi mới có bệnh nhân. Một khi còn biên chế, nhiều cán bộ y tế ỷ lại, không chịu học hỏi, đầu vào tuyển dụng thấp, không có kiến thức và không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Còn y tế cơ sở chỉ chờ đến tháng lĩnh lương.
Vì vậy, BS Trung cho biết, nên xã hội hóa y tế cơ sở. Mỗi trạm y tế xã nên cho họ tự chủ, tự đầu tư và tự tìm bệnh nhân. Dân nghèo sẽ mua bảo hiểm y tế. Dẫn chứng mô hình phòng khám tư nhân của mình, BS Trung cho biết: “Phòng khám của ông có 2 bác sĩ và 5 điều dưỡng, trả lương cho nhân viên gấp đôi trong nhà nước và thu nhập của anh gấp 10 lương trong viện miễn là anh phải giỏi, phải thu hút được bệnh nhân còn không anh sẽ tự đào thải”.
GS.TS. thầy thuốc nhân dân Trịnh Đình Hải |
Đồng tình với quan điểm của GS. Hải, nhưng TS BS Phạm Thanh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương lại cho rằng việc thay đổi phải tùy thuộc vào điều kiện từng nơi.
“Đối với những cơ sở đủ điều kiện chúng ta nên áp dụng. Đối với một số bệnh viện mang tính xã hội cao như: BV tâm thần, bệnh viện da liễu… vẫn theo mô hình nhà nước bao cấp một phần nào đó. Còn những cơ sở như: Răng Hàm Mặt thì họ có thể tự chủ được. Lúc đó, nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều tiết về chất lượng, kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ y tế để cho các cơ sở tự chủ mức tối đa. Nếu làm được như thế sẽ rất có lợi cho sự phát triển của xã hội”, BS Hà nói.
Theo BS Hà, để làm được điều đó phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nếu vẫn giữ mô hình cũ, vừa không đáp ứng được nhu cầu lại không phát triển được.
“Vấn đề cốt lõi bây giờ là cân bằng giữa quyền lợi giữa các bên. Chẳng hạn như ở vùng sâu vùng xa điều kiện khó khăn, không thể nào để trả giá dịch vụ cao. Vì họ không trả được giá dịch vụ cao sẽ không có kinh phí đầu tư cho máy móc, trang thiết bị y tế dẫn đến nhiều bác sĩ có trình độ cao sẽ chuyển đi nơi khác.
Chúng ta phải làm thế nào để cho đời sống kinh tế xã hội đi lên, từ đó mới có thể ứng dụng, điều hòa mọi vấn đề. Một khi dân nghèo, vẫn lo ăn từng bữa, bác sĩ đến bữa lo ăn, lũ lụt, bão lâm vào cảnh không còn tiền sinh hoạt dẫn tới các vấn đề khác đi theo”, BS Hà cho hay./.
Bỏ biên chế ngành y tế: Lãnh đạo ngành cũng phải làm theo hợp đồng