Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa.

Ngày 15/2, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết bộ sẽ công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 trong tháng 2 với một số điều chỉnh so với dự thảo quy chế tuyển sinh được công bố trước đó.

Theo bà Thủy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm và chỉ xét tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những năm trước, các cơ sở giáo dục thực hiện các đợt tuyển sinh xét học bạ, xét chứng chỉ quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy... thường diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, các trường vẫn có thể dùng các phương thức này để xét tuyển, nhưng phải xét chung đợt với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm nay, bộ quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa 30/30 điểm.

Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ yêu cầu về việc mỗi ngành/chương trình đào tạo chỉ tối đa có 4 tổ hợp xét tuyển.

Trước đó, dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2025 yêu cầu các cơ sở giáo dục nếu sử dụng nhiều tổ hợp, các trường phải đảm bảo có môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển phải chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển. 

Theo bà Thủy, yêu cầu này sẽ chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2026, chưa áp dụng trong đợt tuyển sinh năm nay.

Với các quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành sư phạm và sức khỏe, quy chế tuyển sinh năm nay vẫn giữ nguyên như quy chế hiện hành, chưa thay đổi.

Ngoài ra, bà Thủy cho biết từ năm nay nếu thí sinh dùng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12.

Với các cơ sở đào tạo, bộ yêu cầu phải quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển về một thang điểm chung.

Các trường có thể quy đổi kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển đại học.

Tỷ lệ 20% xét tuyển sớm không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển sớm giảm, những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thuộc nhóm “top trên”, với những em này, độ ảo lại càng lớn, do thí sinh có rất nhiều lựa chọn khác. Như vậy tỷ lệ thí sinh nhập học từ 20% trúng tuyển sẽ không cao, không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học. 

Siết chỉ tiêu xét tuyển sớm, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ có lo bị ảnh hưởng?

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, đối với thí sinh, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau đã và đang chuẩn bị. Như vậy, các thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy... không bị ảnh hưởng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh vẫn ưu tiên lựa chọn kỳ thi riêng, xét tuyển sớm
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh vẫn ưu tiên lựa chọn kỳ thi riêng, xét tuyển sớm

VOV.VN -Do kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ giảm số lượng môn thi so với các năm trước từ 6 môn xuống còn 4 môn thi nên nhiều học sinh lớp 12 vẫn lựa chọn tham gia kỳ thi riêng do các trường đại học tổ chức để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành yêu thích.

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh vẫn ưu tiên lựa chọn kỳ thi riêng, xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh vẫn ưu tiên lựa chọn kỳ thi riêng, xét tuyển sớm

VOV.VN -Do kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ giảm số lượng môn thi so với các năm trước từ 6 môn xuống còn 4 môn thi nên nhiều học sinh lớp 12 vẫn lựa chọn tham gia kỳ thi riêng do các trường đại học tổ chức để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành yêu thích.

Giảm xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng hơn
Giảm xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng hơn

VOV.VN - Do hiện tượng ảo khi xét tuyển sớm nên nhiều trường ĐH sẽ phải lấy số đủ điều kiện trúng tuyển gấp nhiều lần chỉ tiêu đã xác định, thậm chí chiếm toàn bộ chỉ tiêu cho các phương thức khác và bắt buộc phải giảm chỉ tiêu đối với các phương thức còn lại như xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, khiến điểm chuẩn THPT được đẩy lên rất cao gây mất công bằng.

Giảm xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng hơn

Giảm xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng hơn

VOV.VN - Do hiện tượng ảo khi xét tuyển sớm nên nhiều trường ĐH sẽ phải lấy số đủ điều kiện trúng tuyển gấp nhiều lần chỉ tiêu đã xác định, thậm chí chiếm toàn bộ chỉ tiêu cho các phương thức khác và bắt buộc phải giảm chỉ tiêu đối với các phương thức còn lại như xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, khiến điểm chuẩn THPT được đẩy lên rất cao gây mất công bằng.

Tỷ lệ 20% xét tuyển sớm không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học
Tỷ lệ 20% xét tuyển sớm không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển sớm giảm, những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thuộc nhóm “top trên”, với những em này, độ ảo lại càng lớn, do thí sinh có rất nhiều lựa chọn khác. Như vậy tỷ lệ thí sinh nhập học từ 20% trúng tuyển sẽ không cao, không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học. 

Tỷ lệ 20% xét tuyển sớm không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học

Tỷ lệ 20% xét tuyển sớm không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển sớm giảm, những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thuộc nhóm “top trên”, với những em này, độ ảo lại càng lớn, do thí sinh có rất nhiều lựa chọn khác. Như vậy tỷ lệ thí sinh nhập học từ 20% trúng tuyển sẽ không cao, không có nhiều ý nghĩa với các trường đại học.