Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nói về thành lập kiểm ngư tỉnh không tăng biên chế

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần có lực lượng kiểm ngư ở tỉnh. Thành lập kiểm ngư tỉnh nhưng giảm biên chế khu vực dịch vụ công.

Chiều 27/10, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và thảo luận về dự án này.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã giải trình lại những tranh luận của các đại biểu Quốc hội về việc có nên thành lập lực lượng kiểm ngư ở tỉnh hay không.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, Việt Nam đã có đội tàu thuyển khai thác lên đến 11.000 chiếc.  Xuất khẩu thủy sản đã đạt trên 7 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 8 tỷ USD trong năm nay; ngành Thủy sản giải quyết việc làm cho 5 triệu lao động...

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) -ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Tuy nhiên, ngành Thủy sản đang đứng trước 3 thách thức: khai thác cạn kiệt tài nguyên thủy sản, rất đáng báo động; biến đổi khí hậu tác động mạnh, ảnh hưởng sinh kế của hàng triệu lao động trong ngành thủy sản; Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu thủy sản, đối mặt áp lực về các hàng rào kỹ thuật của các nước.

Những thách thức  này đòi hỏi phải phát triển bền vững thủy sản để ổn định thị trường. Luật Thủy sản lần này nhằm phát triển ngành thủy sản Việt Nam ổn định, bền vững.

Với những tranh luận về lực lượng kiểm ngư, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Ủy ban châu Âu vừa có cảnh báo "thẻ vàng" đối với hải sản của Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống lại nạn khai thác bất hợp pháp.

Câu chuyện này đều xoay quanh câu chuyện quản lý: nguồn gốc khai thác, truy suất hàng hóa… Vì thế lần này phải luật định rõ ràng để quản lý chặt chẽ hơn, bền vững hơn về khai thác thủy sản. Trong đó, vấn đề kiểm ngư là rất quan trọng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, khu vực biển chúng ta rất nhạy cảm, ngư trường khác mặt đất, đòi hỏi phải có lực lượng chấp pháp ở các tỉnh thành có biển để giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh. Nếu không có lực lượng chấp pháp đặc thù là kiểm ngư thì không thể giải quyết được các vấn đề trên biển.

“Có nhiều việc lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản không thể giải quyết được. Ngăn chặn các phương tiện hủy diệt thủy sản, hay kể cả việc cứu nạn cứu hộ, phòng chống bão lũ không thể dựa hết vào quân đội, công an... Do đó cần thiết có lực lượng kiểm ngư ở tỉnh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng khẳng định, thành lập kiểm ngư tỉnh nhưng sẽ giảm biên chế ở các khu vực dịch vụ công của ngành NN-PTNT, để bảo đảm tổng biên chế của ngành không tăng.

Trước đó, tại phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, Việt Nam là quốc gia về biển đảo, vì thế lực lượng kiểm ngư là rất quan trọng. Các đại biểu đều tán thành thành lập kiểm ngư Trung ương và kiểm ngư cấp tỉnh ở các tỉnh thành có biển, nhưng phải bảo đảm không phình bộ máy. Hội nghề cá Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị phải thành lập kiểm ngư từ Trung ương xuống tỉnh ở các tỉnh thành có biển.

Một số đại biểu đề nghị có kiểm ngư đi cùng ngư dân đánh bắt xa bờ.  Kiểm ngư không chỉ là để bảo vệ ngư dân, nguồn lợi thủy sản mà còn là bảo vệ chủ quyền biển đảo. Kiểm ngư khác với lực lượng thanh tra chuyên ngành. Thực tiễn cuộc sống cần như vậy, đừng máy móc vì sợ phình biên chế mà chúng ta không đưa vào luật. Cái gì cần vẫn phải lập, còn những nơi không cần thì giảm bớt đi.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội đã trình 2 phương án về cơ quan Kiểm ngư. Phương án 1: Thành lập Kiểm ngư ở trung ương và ở một số tỉnh, thành phố ven biển có tính đặc thù. Phương án 2: Thành lập Kiểm ngư ở trung ương.

Tổng hợp ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy, 45/61 (73,77%) đoàn đại biểu Quốc hội chọn phương án 1; tất cả các tỉnh có biển đều đồng ý thành lập cơ quan Kiểm ngư cấp tỉnh.

Có ý kiến đề nghị đồng thời với kiểm ngư ở 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, cần thiết phải hình thành kiểm ngư ở các tỉnh nội đồng có hệ thống thủy vực lớn; chỉ có 11/61 (18%) đoàn đại biểu Quốc hội chọn phương án 2, còn lại 5/61 đoàn đại biểu Quốc hội không có ý kiến lựa chọn phương án.

Hơn nữa, tại Hội nghị chuyên đề về thanh tra thủy sản và công tác kiểm ngư, với sự tham dự của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, các đại biểu đều kiến nghị nên có Kiểm ngư cấp tỉnh vì tính yêu cầu cấp thiết của nó.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, hiện nay tình trạng vi phạm trong khai thác thủy sản trên biển đang diễn ra hết sức phức tạp, không chỉ ở vùng lộng mà còn ở cả vùng ven bờ, xuất hiện nhiều hình thức đánh bắt hủy diệt, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Do vậy, việc thành lập Kiểm ngư trung ương và ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển là cần thiết. Kiểm ngư trung ương hoạt động bảo đảm thực thi pháp luật về thủy sản và bảo vệ chủ quyền ở vùng khơi.

Kiểm ngư địa phương được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, cơ cấu lại lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản địa phương (không tăng bộ máy, biên chế), thực thi pháp luật về thủy sản ở vùng lộng và ven bờ, nhằm khắc phục tính kém hiệu quả của lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản thời gian qua do không có công cụ hỗ trợ, phương tiện thiết bị kém, trình tự thủ tục theo pháp luật về thanh tra không phù hợp với các hoạt động trên biển...

Đồng thời, việc xây dựng, củng cố lực lượng kiểm ngư cũng là để đáp ứng được yêu cầu của EU (thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam) về việc cần có hệ thống bộ máy kiểm soát đủ mạnh, bảo đảm ngăn chặn được các hành vi khai thác bất hợp pháp.

Từ kết quả và phân tích trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý, quy định tại Điều 89 theo hướng “Hệ thống Kiểm ngư gồm Kiểm ngư trung ương và Kiểm ngư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được tổ chức trên cơ sở yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương; giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này”. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm dừng hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xả thải ô nhiễm
Tạm dừng hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xả thải ô nhiễm

VOV.VN - Mới đi vào hoạt động, cơ sở chế biến thủy sản của Công ty Việt - Trung đã gây ô nhiễm môi trường, làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục hộ dân 

Tạm dừng hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xả thải ô nhiễm

Tạm dừng hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xả thải ô nhiễm

VOV.VN - Mới đi vào hoạt động, cơ sở chế biến thủy sản của Công ty Việt - Trung đã gây ô nhiễm môi trường, làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục hộ dân 

Thủy sản chết hàng loạt ở Kiên Giang chưa rõ nguyên nhân
Thủy sản chết hàng loạt ở Kiên Giang chưa rõ nguyên nhân

VOV.VN - Sở TN-MT Kiên Giang đã gửi đồng thời 6 mẫu nước lên TPHCM xét nghiệm nhưng đến ngày 11/5 vẫn chưa có kết quả.

Thủy sản chết hàng loạt ở Kiên Giang chưa rõ nguyên nhân

Thủy sản chết hàng loạt ở Kiên Giang chưa rõ nguyên nhân

VOV.VN - Sở TN-MT Kiên Giang đã gửi đồng thời 6 mẫu nước lên TPHCM xét nghiệm nhưng đến ngày 11/5 vẫn chưa có kết quả.

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường
Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

VOV.VN - Sau khi giải phóng kho hàng hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm là khi nào nhận được tiền bồi thường.

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

VOV.VN - Sau khi giải phóng kho hàng hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm là khi nào nhận được tiền bồi thường.

Người dân hoang mang do thủy sản chuyển màu xanh bất thường
Người dân hoang mang do thủy sản chuyển màu xanh bất thường

VOV.VN -Ngư dân 2 xã Quan Lạn và Minh Châu (huyện Vân Đồn) phát hiện ngao nuôi, hàu, sá sùng có hiện tượng tơ mang chuyển sang màu xanh thẫm.

Người dân hoang mang do thủy sản chuyển màu xanh bất thường

Người dân hoang mang do thủy sản chuyển màu xanh bất thường

VOV.VN -Ngư dân 2 xã Quan Lạn và Minh Châu (huyện Vân Đồn) phát hiện ngao nuôi, hàu, sá sùng có hiện tượng tơ mang chuyển sang màu xanh thẫm.

Lễ thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi Thủy sản trên sông Lô
Lễ thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi Thủy sản trên sông Lô

VOV.VN -Đây là sự kiện triển khai kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương GHPG Việt Nam

Lễ thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi Thủy sản trên sông Lô

Lễ thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi Thủy sản trên sông Lô

VOV.VN -Đây là sự kiện triển khai kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương GHPG Việt Nam