Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

VOV.VN - Với những quy định cụ thể, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo tính khả thi

 
 
 

Sáng 30/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu Quốc hội một số tỉnh phía Bắc và đại diện một số cơ quan đơn vị.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng so với Bộ luật Dân sự hiện hành, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có nhiều điểm mới tiến bộ như quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác, quy định về nghĩa vụ của tòa án không được dựa vào việc thiếu pháp luật điều chỉnh để từ chối thụ lý vụ việc của người dân. Tuy nhiên, với các quy định cụ thể, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ để đảm bảo tính khả thi.

Điều 481 của Dự thảo quy định: Hợp đồng tặng, cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật quy định quyền sở hữu thì hợp đồng tặng, cho có hiệu lực từ thời điểm đăng kí. Ông Nguyễn Thanh Tú, Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Tú, Hà Nội cho rằng đây là một vấn đề thực tiễn mà nếu quy định như vậy sẽ có thể xảy ra tình trạng ký hợp đồng xong rồi nhưng lại bội ước. Do đó, ông Nguyễn Thanh Tú đề nghị dự thảo Bộ luật cần quy định hiệu lực của hợp đồng là ngay sau khi ký kết để các bên căn cứ vào đó mà thực hiện đầy đủ các quyền như trách nhiệm giao vật, giao giấy tờ…

Về quy định tặng, cho tài sản là bất động sản, ông Nguyễn Thanh Tú góp ý: “Điều 482, hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. Tôi nghĩ rằng không nên quy định như vậy, với bất động sản phải có hiệu lực ngay khi kí kết thì quyền và nghĩa vụ các bên mới có cơ sở để thực hiện. Theo quy định của luật nhà ở, quyền sở hữu nhà được chuyển cho bên nhận tặng cho nhà kể từ thời điểm được công chứng. Luật chuyên ngành quy định như vậy nhưng cũng là cảnh báo cho chúng ta biết nếu bộ luật dân sự quy định như thế này sẽ dẫn đến tranh chấp ngay sau khi kí kết nhưng vì chưa có hiệu lực nên các bên rất dễ vi phạm các nghĩa vụ”.

Về thời điểm xác lập quyền sở hữu, dự thảo quy định, trong trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quyền sở hữu có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động, đại diện một số doanh nghiệp xây dựng cho rằng: Khi bàn giao nhà, các bên đã thừa nhận với nhau là người nhận nhà đã có quyền sở hữu và các quy định hiện nay cũng cho phép người nhận nhà được thực hiện các giao dịch mua bán sau khi nhận nhà. Luật Nhà ở (sửa đổi) mới được thông qua cũng quy định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với nhà là khi các bên đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán hoặc đối với các dự án do chủ đầu tư đầu tư, thì thời điểm xác lập quyền sở hữu là khi chủ đầu tư bàn giao nhà cho người mua. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định của dự thảo Bộ luật về thời điểm xác lập quyền sở hữu để phù hợp với quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi).

Liên quan đến quy định về thừa kế, PGS.TS Trần Thị Huệ, Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Nội dung của di chúc không chỉ là định đoạt tài sản. Người chết chuyển giao tài sản cho người còn sống khác. Nhưng Bộ luật Dân sự của chúng ta điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc, theo điều này thì chúng ta phải nhận thức di chúc hiểu theo nghĩa hẹp là nếu di chúc không định đoạt tài sản thì  không phải là di chúc do Bộ luật Dân sự điều chỉnh”.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng góp ý vào các nội dung về lãi suất trong hợp đồng vay; cầm cố, thế chấp tài sản; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng./.


 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi
Lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi

Lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp, thực chất
Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp, thực chất

VOV.VN -Các Bộ, ngành và địa phương đang triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp, thực chất

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phù hợp, thực chất

VOV.VN -Các Bộ, ngành và địa phương đang triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Từ 5/1 lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
Từ 5/1 lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

VOV.VN - Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong Quý I/2015.

Từ 5/1 lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

Từ 5/1 lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

VOV.VN - Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong Quý I/2015.

Góp ý về quy định sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Góp ý về quy định sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cần cân nhắc quy định sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu hay nằm trong sở hữu chung.

Góp ý về quy định sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Góp ý về quy định sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cần cân nhắc quy định sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu hay nằm trong sở hữu chung.

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

VOV.VN - Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm 712 điều, được bố cục thành 6 phần, 26 chương

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

VOV.VN - Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm 712 điều, được bố cục thành 6 phần, 26 chương

Sửa đổi Bộ luật Dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
Sửa đổi Bộ luật Dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

VOV.VN -Bộ luật Dân sự bao trùm mọi quan hệ giao dịch dân sự do đó cần có cách tuyên truyền phù hợp để có thể phản ánh được hết ý kiến của người dân

Sửa đổi Bộ luật Dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Sửa đổi Bộ luật Dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

VOV.VN -Bộ luật Dân sự bao trùm mọi quan hệ giao dịch dân sự do đó cần có cách tuyên truyền phù hợp để có thể phản ánh được hết ý kiến của người dân