Bộ Y tế đưa ra 3 phương án về thời gian bán rượu, bia

VOV.VN -Quy định về thời gian bán rượu và quản lý rượu thủ công là 2 vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội.

Sáng 13/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức Hội thảo về Dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tại hội thảo, quy định về thời gian bán rượu và quản lý rượu thủ công là 2 vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất.

Một nạn nhân ngộ độc rượu cấp cứu tại bệnh viện (ảnh minh họa).

Sau khi Dự thảo lần 1 của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đưa ra quy định cấm bán rượu, bia sau 22 giờ bị dư luận cho rằng không khả thi, tại dự thảo mới nhất, quy định này đã có sự thay đổi.

Cụ thể dự thảo lần này đưa ra 3 phương án để thảo luận về địa điểm, phương thức, thời gian không được bán rượu, bia. Phương án 1 chỉ được bán rượu bia trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 14 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ hàng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.

Phương án 2, chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.

Phương án 3, thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ.

Trong Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng dành 1 điều quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công. Theo đó, rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh thì không phải cấp giấy phép nhưng chủ hộ hoặc người sản xuất phải kê khai với chính quyền địa phương nơi sản xuất về nguyên liệu, sản lượng, phương pháp sản xuất và cam kết không bán rượu.

Tiến sỹ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: “Nếu không quy định về rượu thủ công thì tác hại sẽ rất lớn, nhưng cơ chế để quản lý rượu thủ công rất khó. Hiện nay, Bộ Công thương cũng đang cảm thấy lúng túng. Trong 270 triệu lít rượu mà người Việt Nam tiêu thụ mỗi năm thì có đến 200 triệu lít là rượu thủ công”. 

Dự án luật phòng, chống tác hại của rượu bia gồm 6 chương, 22 điều đề cập các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại; đảm bảo nguồn lực cho phòng chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe. Dự kiến Dự án luật này trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 tới./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngộ độc rượu, 3 người chết, 2 người nguy kịch
Ngộ độc rượu, 3 người chết, 2 người nguy kịch

VOV.VN -Vụ ngộ độc rượu vừa xảy ra tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam làm 20 người nhập viện, 3 người chết, 2 người nguy kịch đang được cấp cứu.

Ngộ độc rượu, 3 người chết, 2 người nguy kịch

Ngộ độc rượu, 3 người chết, 2 người nguy kịch

VOV.VN -Vụ ngộ độc rượu vừa xảy ra tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam làm 20 người nhập viện, 3 người chết, 2 người nguy kịch đang được cấp cứu.

Rượu đạt chuẩn cũng gây ngộ độc nếu uống nhiều
Rượu đạt chuẩn cũng gây ngộ độc nếu uống nhiều

VOV.VN - Những bệnh nhân ngộ độc rượu độc methanol còn có cả những bệnh nhân uống rượu đạt chuẩn.  

Rượu đạt chuẩn cũng gây ngộ độc nếu uống nhiều

Rượu đạt chuẩn cũng gây ngộ độc nếu uống nhiều

VOV.VN - Những bệnh nhân ngộ độc rượu độc methanol còn có cả những bệnh nhân uống rượu đạt chuẩn.  

Cận tết, tình trạng ngộ độc rượu và phẩm màu độc hại tăng mạnh
Cận tết, tình trạng ngộ độc rượu và phẩm màu độc hại tăng mạnh

VOV.VN - Những ngày cận tết, Bệnh viện Bạch Mai lại tiếp nhận thêm nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu và ngộ độc do  thực phẩm tẩm màu hóa chất độc hại.

Cận tết, tình trạng ngộ độc rượu và phẩm màu độc hại tăng mạnh

Cận tết, tình trạng ngộ độc rượu và phẩm màu độc hại tăng mạnh

VOV.VN - Những ngày cận tết, Bệnh viện Bạch Mai lại tiếp nhận thêm nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu và ngộ độc do  thực phẩm tẩm màu hóa chất độc hại.