Ngành giáo dục nghề nghiệp đào tạo 2,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ

VOV.VN - Năm nay, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp,  phấn đấu đào tạo hơn 2,4 triệu người có bằng cấp. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp 530.000 người; trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 1,9 triệu người.

 

Cũng trong năm nay, sẽ có 2,1 triệu người tốt nghiệp, trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp là 346.000 người; trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 1,8 triệu người.

Năm qua, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được gần 2,3 triệu người (đạt 100% kế hoạch năm). Công tác tuyển sinh đã có nhiều tín hiệu tích cực, thực hiện việc phân luồng tốt hơn, đặc biệt là tuyển sinh được nhiều học sinh, sinh viên đăng ký học các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn. Năm 2024, ngành giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến về quy mô, chất lượng, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành trọng điểm, mũi nhọn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề mới với kỹ năng mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2024 tăng chỉ tiêu đào tạo nghề thêm 100 nghìn người so với năm 2023, từ 2,3 triệu người lên 2,4 triệu người được đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đột phá mạnh mẽ, phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, phát triển kỹ năng mềm, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thúc đẩy đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trên các lĩnh vực, chuẩn bị cho xu thế chuyển dịch đầu tư, góp phần nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế ...

Bà Nguyễn Thị Việt Hương cũng cho rằng, việc tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề hàng năm cũng là một trong những giải pháp để các cơ sở đào tạo nghề đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng tính cạnh tranh: “Chúng tôi mong muốn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng, các cơ sở đào tạo nói chung và các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa các hình thức thi để tạo ra sân chơi cho tất cả những ai đam mê và nỗ lực rèn luyện kỹ năng, từ đó giúp họ hiểu rằng họ cần phải bổ khuyết những gì. Đối với các cơ sở giáo dục, đây là cơ hội để nhà trường nhìn lại chương trình đào tạo của mình, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mình học hỏi được ở đơn vị bạn của mình và vì thế mình cần phải bổ sung những gì để xã hội nhìn thấy chúng ta đã đúng hướng, đã đầu tư và đã tôn vinh người lao động có kỹ năng và có tay nghề cao như thế nào”

Theo số liệu thống kê, hiện nay, cả nước có gần 1.900  cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hiện nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thay đổi theo hướng ưu tiên đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu các doanh nghiệp, nghiên cứu các mô hình đào tạo nghề gắn với danh nghiệp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế bền vững..,nâng cao nhận thức của người học, gia đình, xã hội và doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách, xã hội hóa trong giáo dục nghề nghiệp.

Bà Trần Thu Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề cơ khí 1 Hà Nội cho biết, các trường nghề đã linh hoạt hơn trong đào tạo để học sinh, sinh viên có được những lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và có việc làm ngay sau khi ra trường: “Với xu thế của xã hội, các ngành nghề mới, đặc biệt là Logistic, công nghệ 4.0 đang rất “hot” và mở rộng rất nhiều. Để tiếp cận những xu hướng này, với mô hình đào tạo gắn chặt với doanh nghiệp, chúng tôi cũng đang làm tương đối tốt. Hiện nay học sinh của chúng tôi đang được đào tạo tại các doanh nghiệp một số ngành nghề cơ bản như: công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật cơ khí, điện công nghiệp…Chúng tôi đã đưa học sinh đi thực tập, trải nghiệm ngay trong quá trình đang học. Từ chương trình đào tạo, chúng tôi cũng phải có hướng để thay đổi cho phù hợp với các mô đun đào tạo tại doanh nghiệp, phải chỉnh sửa chương trình đào tạo, các trang thiết bị máy móc cũng phải thay đổi theo thị trường hiện nay”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề
Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Nam Giang đã tranh thủ các nguồn dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giao cho các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề truyền thống được các xã và người dân hưởng nhiệt tình.

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Nam Giang đã tranh thủ các nguồn dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giao cho các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề truyền thống được các xã và người dân hưởng nhiệt tình.

Dạy nghề đề bảo tồn nghề truyền thống tại Nam Giang, Quảng Nam
Dạy nghề đề bảo tồn nghề truyền thống tại Nam Giang, Quảng Nam

VOV.VN - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Dạy nghề đề bảo tồn nghề truyền thống tại Nam Giang, Quảng Nam

Dạy nghề đề bảo tồn nghề truyền thống tại Nam Giang, Quảng Nam

VOV.VN - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Đà Nẵng: Huyện nông thôn không có đơn vị dạy nghề nào
Đà Nẵng: Huyện nông thôn không có đơn vị dạy nghề nào

VOV.VN - Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng không có đơn vị dạy nghề, khiến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gặp khó khăn.

Đà Nẵng: Huyện nông thôn không có đơn vị dạy nghề nào

Đà Nẵng: Huyện nông thôn không có đơn vị dạy nghề nào

VOV.VN - Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng không có đơn vị dạy nghề, khiến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gặp khó khăn.