Bài 1:

Các trường đại học “đỏ mắt” tìm Giáo sư, Tiến sĩ

VOV.VN -Tình trạng thiếu giảng viên cơ hữu đạt trình độ cao để phát triển ngành nghề đang là bất cập lớn đối với các trường ĐH, CĐ.


Lời tòa soạn:

Mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2014 đang đến gần. Thế nhưng, đến thời điểm này, nhiều trường đang rất hoang mang sẽ không tuyển được đủ sinh viên theo học vì phải chấn an dư luận và đang tìm cách đối phó với quyết định tạm dừng tuyển sinh một số ngành học.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường ĐH, CĐ nào muốn mở ngành đào tạo thì phải đảm bảo ít nhất có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ làm giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường đã không đáp ứng được yêu cầu đề ra vì tìm kiếm, đào tạo và giữ chân được giảng viên giỏi khó như “mò kim dưới đáy biển”.

Để giúp các trường khắc phục tình trạng thiếu giảng viên trình độ cao, Chính phủ đã ban hành Quyết định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” (Đề án 911). Tuy nhiên, nhiều trường học và các chuyên gia giáo dục, nhà giáo thâm niên đang lo ngại, Đề án 911 còn quá xa vời vì nhiều lý do, nguyên nhân. Và như vậy, nhiều ngành ĐH sẽ đứng trước nguy cơ bị “tiêu tan” vì không có giảng viên giỏi.

Để giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề trên, báo Điện tử VOV xin giới thiệu loạt  bài viết với chủ đề: Trường đại học “mừng hụt” với 20.000 tiến sĩ.

Bài 1: Trường đại học “vàng mắt” tìm kiếm giáo sư, tiến sĩ

Bài 2: Nhiều ngành đại học phá sản vì thiếu thạc sĩ, tiến sĩ

Bài 3: 20.000 tiến sĩ cho các trường đại học còn quá xa vời!

Mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2014 đang đến gần. Thế nhưng, đến thời điểm này, nhiều trường đang rất hoang mang sẽ không tuyển được đủ sinh viên theo học vì phải chấn an dư luận và đang tìm cách đối phó với quyết định tạm dừng tuyển sinh một số ngành học.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường ĐH, CĐ nào muốn mở ngành đào tạo thì phải đảm bảo ít nhất có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ làm giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường).

Đào tạo ĐH khác với những cấp học khác là yêu cầu giảng viên phải có trình độ lý luận và công trình nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành giảng dạy để phát triển ngành nghề cũng như mở rộng đội ngũ giảng viên kế cận có trình độ cao trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường đã không đáp ứng được yêu cầu đề ra vì tìm kiếm, đào tạo và giữ chân được giảng viên có trình độ cao khó như “mò kim dưới đáy biển”.

Có được giáo sư, tiến sĩ như “mò kim dưới đáy biển”

Cho đến nay, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã trải qua 34 năm hình thành và phát triển. Với bề dày truyền thống và kinh nghiệm giảng dạy, nhà trường đã đào tạo hàng chục nghìn văn nghệ sĩ, diễn viên được xã hội đánh giá cao. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, nhà trường đang trong tình trạng nhiều ngành có thể không phát triển do thiếu giảng viên có học đủ học hàm, học vị.

Nếu như chiếu theo quy định trên của Bộ GD-ĐT, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội sẽ có gần hết các ngành học không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra.

 
 Ông Trần Thanh Hiệp, Hiệu trưởng ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

 Ông Trần Thanh Hiệp, Hiệu trưởng ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho biết, đa phần các ngành đào tạo của trường đều là những ngành đặc thù như: biên đạo múa, đạo diễn sân khấu, diễn viên, kịch, hát… Đội ngũ giảng viên giảng dạy những ngành này hầu hết là những người có chuyên môn giỏi, tâm huyết và kinh nghiệm với nghề, thậm chí  có người được phong là nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú nhưng không phải ai cũng có bằng tiến sĩ, thạc sĩ.

Một số ngành đào tạo khác như tuồng, chèo là do nghệ nhân dạy, có khi họ mới chỉ học hết THPT, thậm chí mới hết THCS. Song, những nghệ sĩ, nghệ nhân như vậy không thể nói họ không có trình độ lý luận được. Bởi đằng sau tấm bằng cử nhân đó là một bề dày kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Khán giả ghi nhận, mến mộ họ không phải ở bằng cấp mà là ở tài năng nghệ thuật.

Dựa trên thực tế giảng viên của trường có nhiều ngành nghề đặc thù như trên thì ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội không thể có hoặc không đủ người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên cơ hữu để dạy sinh viên và thực trạng này như “mò kim dưới đáy biển”.

Cũng là trường có nhiều ngành đặc thù, Học viện Âm nhạc Huế cũng đang đứng trước nguy cơ không thể tìm được giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ làm giảng viên cơ hữu cho sự phát triển ngành nghề.

Trong đào tạo nghệ thuật có những ngành đặc thù như âm nhạc cổ truyền của dân tộc được thế giới công nhận như: nhã nhạc, ca Huế, đờn ca tài tử, hát xoan, quan họ, cải lương…, Học viện Âm nhạc Huế không có đủ, thậm chí có ngành không có giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ.

Để giảng dạy cho sinh viên yêu thích những ngành học trên, Học viện Âm nhạc Huế thường mời những nghệ nhân có kinh nghiệm và đam mê từng môn nghệ thuật đặc thù về trường giảng dạy.

Trước năm 1990, ở nước ta chưa có đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Nghệ thuật mà chủ yếu chỉ có tiến sĩ các ngành khác được đào tạo ở các nước Đông Âu.

Từ năm 2011 đến nay, Bộ GD-ĐT mới chỉ cấp mã ngành đào tạo thạc sĩ Sư phạm âm nhạc, chuyên ngành Lý luận và phương pháp sư phạm âm nhạc, chứ chưa cấp mã ngành cho trường nào đào tạo tiến sĩ Sư phạm âm nhạc. Vì thế, những trường đào tạo về âm nhạc như Học viện Âm nhạc Huế không thể có giảng viên cơ hữu đạt trình độ tiến sĩ. Đây là thách thức lớn đối với Học viện trong việc mở rộng đội ngũ giảng viên đạt trình độ cao.

Đại học vùng “đãi cát tìm giáo sư, tiến sĩ”

Khác với những trường ĐH đào tạo nghệ thuật, âm nhạc, những trường ĐH ở những vùng, miền còn khó khăn cũng đang chật vật tìm kiếm giảng viên đạt trình độ cao để giảng dạy và phát triển ngành đào tạo.

 
Trường ĐH, CĐ khó giữ chân được người giỏi ở lại làm giảng viên (Ảnh minh họa)

 
Trường ĐH Tây Bắc thành lập từ năm 2001, đào tạo 23 ngành ĐH và 15 ngành CĐ. Cho đến nay, nhà trường đang có 22 tiến sĩ giảng dạy ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Mặc dù ĐH Tây Bắc nằm trong khu vực được Bộ GD-ĐT ưu tiên trong đào tạo đội ngũ giảng viên chất lượng cao và đã cử nhiều cán bộ đi học ở nước ngoài cũng như tạo mọi điều kiện về học phí, điều kiện ăn, ở nhưng có một số người đã không quay trở về quê hương.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những cán bộ mà được trường ĐH cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không trở về nước giảng dạy theo như ràng buộc ban đầu thì sẽ phải bồi hoàn lại kinh phí đào tạo gấp 3 lần so với số tiền mà cơ sở giáo dục bỏ ra cho họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh hoặc cán bộ vẫn bất chấp quy định đó, thậm chí có người còn sẵn sàng bồi thường lại số tiền đã được nhà trường đầu tư để được ở nước ngoài học tập, làm việc.

ĐH Bạc Liêu tuy mới được thành lập năm 2006 nhưng đến nay, nhà trường đã có 6 tiến sĩ, 150 thạc sĩ. Ngoài ra, trường đang còn đang cử 42 giảng viên đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay, ĐH Bạc Liêu đang thiếu những tiến sĩ, thạc chuyên ngành đầu đàn để giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn đội ngũ giảng viên kế cận. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh tiếp tục cử những giảng viên đã đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để đi học tập ở bậc cao hơn, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” từ nơi khác về nghiên cứu, giảng dạy. Theo đó, tỉnh đưa ra chính sách thu hút người giỏi về trường ĐH giảng dạy trong vòng 5 năm với mức hưởng ban đầu cho giáo sư là 500 triệu đồng, phó giáo sư là 400 triệu đồng, tiến sĩ 300 triệu đồng kèm theo những phụ cấp khác.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Đào Hoàng Nam, Hiệu trưởng ĐH Bạc Liêu, để có được những giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đầu đàn không phải là dễ. Nguyên nhân là vì ĐH Bạc Liêu thuộc một tỉnh xa, gần như là tỉnh ở cuối cùng của đất nước kèm theo những điều kiện về cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, công nghệ ở địa phương chưa được phát triển. Vì vậy, những người có học vị, học hàm cao nếu muốn công tác tại ĐH Bạc Liêu cũng phải cân nhắc về địa lý xa xôi, môi trường để họ nghiên cứu, phát huy tài năng.

 
 Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho biết, phần lớn những giảng viên đạt trình độ ĐH và cao hơn đều làm việc tại Hà Nội, chiếm khoảng 50%. Con số này ở TP HCM là khoảng 25%. Những địa phương khác chiếm giữ phần còn lại.

Như vậy, những nơi nào có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn sẽ rất khó để đào tạo, thu hút giảng viên có trình độ cao để giảng dạy và làm cơ sở cho phát triển đội ngũ giảng viên trong tương lai.

Mặc dù đời sống kinh tế-xã hội của Nam Định còn khó khăn nhưng tỉnh vẫn dành mọi ưu tiên, chính sách, trải “thảm đỏ” để cử giảng viên, nghiên cứu sinh đi học tập ở trong và ngoài nước trở về trường học giảng dạy nhưng nhiều người chỉ hứa suông hay chần chừ đưa ra nhiều lý do để không quay trở về.

Thiếu giảng viên cơ hữu đạt trình độ cao để phát triển ngành nghề đang là tình trạng chung ở các trường ĐH, CĐ nói chung. Đối với những trường ĐH có tính đặc thù và ở những vùng, miền khó khăn, sự thiếu hụt và phân định trình độ của giảng viên lại là bài toán rất khó.

Để giúp độc giả hiểu hơn tầm quan trọng của đào tạo bậc ĐH cần phải có đủ giảng viên cơ hữu đạt trình độ cao, báo Điện tử VOV sẽ phân tích cụ thể hơn trong bài 2: Nhiều ngành đại học phá sản vì thiếu thạc sĩ, tiến sĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!
Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Bộ GD-ĐT tự "rung chuông" về chất lượng giảng viên đại học
Bộ GD-ĐT tự "rung chuông" về chất lượng giảng viên đại học

VOV.VN - Các trường ĐH phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các ngành đào tạo có chất lượng…

Bộ GD-ĐT tự "rung chuông" về chất lượng giảng viên đại học

Bộ GD-ĐT tự "rung chuông" về chất lượng giảng viên đại học

VOV.VN - Các trường ĐH phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các ngành đào tạo có chất lượng…

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới
Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

VOV.VN -Nếu không thích nghi được yêu cầu khắt khe của thị trường lao động ASEAN, các trường ĐH, CĐ sẽ đứng trước nguy cơ không thể tồn tại.

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

Vào ASEAN, đại học Việt Nam có cửa duy nhất là đổi mới

VOV.VN -Nếu không thích nghi được yêu cầu khắt khe của thị trường lao động ASEAN, các trường ĐH, CĐ sẽ đứng trước nguy cơ không thể tồn tại.

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng
62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

VOV.VN -Khi viết hồ sơ thi ĐH, CĐ, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường thông qua qua website chính thức.

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

62 trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh riêng

VOV.VN -Khi viết hồ sơ thi ĐH, CĐ, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường thông qua qua website chính thức.

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức
60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

VOV.VN -Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, mới rà soát 60% số trường thì có tới 60 trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính hình thức.

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

60 trường Đại học công bố chuẩn đầu ra mang tính hình thức

VOV.VN -Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, mới rà soát 60% số trường thì có tới 60 trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính hình thức.

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học
Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

VOV.VN -Những ngành bị dừng tuyển sinh vì không đáp được điều kiện quy định do Bộ GD-ĐT đưa ra.

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học

VOV.VN -Những ngành bị dừng tuyển sinh vì không đáp được điều kiện quy định do Bộ GD-ĐT đưa ra.