Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng

VOV.VN - Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt lại do điện bị cắt. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...

Để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy xảy ra, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) - Bộ Công an khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt lại do điện bị cắt. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...

Theo đó, để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý công trình nhiều tầng cần thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ xảy cháy.

2. Trong hoạt động phải sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy, nổ khác... phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

3. Nơi đun nấu, nơi được phép sử dụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan.

4. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt.

5. Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm... Rèm, phông màn, thảm phải được ngâm tẩm chất chống cháy.

6. Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống được làm bằng vật liệu không cháy và chèn kín bằng vật liệu không cháy.

7. Bố trí các bộ phận không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm về cháy xen kẽ giữa các bộ phận nguy hiểm về cháy để chống cháy lan.

8. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đảm bảo chữa cháy được trên toàn bộ diện tích.

9. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

10. Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có đủ lối thoát nạn, bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng; có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn.

Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng.

Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khuvực, từng tầng. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

11. Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ cứu nạn cho lực lượng PCCC, bảo vệ công trình.

12. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy, nổ, dự trữ đủ nước để chữa cháy.

13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người trong tình huống cháy phức tạp nhất.

14. Khi xảy ra cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số điện thoại 114), báo cho Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Theo bác sĩ Bệnh viện Đại học Y, ngộ độc khí CO ngoài tổn thương trực tiếp, có thể gây tổn thương não sau này. Trong tình huống cháy, người dân dùng khăn ướt che kín mặt, mũi có thể giúp tránh khói, nhưng không ngăn được ngộ độc khí CO.

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Theo bác sĩ Bệnh viện Đại học Y, ngộ độc khí CO ngoài tổn thương trực tiếp, có thể gây tổn thương não sau này. Trong tình huống cháy, người dân dùng khăn ướt che kín mặt, mũi có thể giúp tránh khói, nhưng không ngăn được ngộ độc khí CO.

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư
Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn khi sống tại các nhà chung cư cao tầng, người dân cần nắm chắc các kỹ năng thoát nạn khi gặp cháy.

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn khi sống tại các nhà chung cư cao tầng, người dân cần nắm chắc các kỹ năng thoát nạn khi gặp cháy.

Ma trận “chuồng cọp” tiềm ẩn hiểm họa khi xảy ra cháy lớn ở Hà Nội
Ma trận “chuồng cọp” tiềm ẩn hiểm họa khi xảy ra cháy lớn ở Hà Nội

VOV.VN - Ở Hà Nội, không khó bắt gặp những nhà tập thể cũ lẫn chung cư hay các ngôi nhà cao tầng cơi nới thêm “chuồng cọp” nhằm mục đích chống trộm, tránh trẻ con nhào ra ngoài. Thế nhưng việc làm này tiềm ẩn những nguy hiểm khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra.

Ma trận “chuồng cọp” tiềm ẩn hiểm họa khi xảy ra cháy lớn ở Hà Nội

Ma trận “chuồng cọp” tiềm ẩn hiểm họa khi xảy ra cháy lớn ở Hà Nội

VOV.VN - Ở Hà Nội, không khó bắt gặp những nhà tập thể cũ lẫn chung cư hay các ngôi nhà cao tầng cơi nới thêm “chuồng cọp” nhằm mục đích chống trộm, tránh trẻ con nhào ra ngoài. Thế nhưng việc làm này tiềm ẩn những nguy hiểm khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra.