Cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ BHYT

VOV.VN - Phần lớn bệnh nhân lao là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc kéo theo chi phí rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân lao không có thẻ BHYT.  Điều này cũng đồng nghĩa với muôn vàn khó khăn, thách thức để có thể xóa căn bệnh này khỏi cộng đồng vào năm 2035. Chính vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.

Xã Phú Cần huyện Krông Pa (Gia Lai) có hơn 5.600 nhân khẩu với 70% là đồng bào dân tộc, nơi có nhiều bệnh nhân lao và lao tiềm ẩn. Đợt sàng lọc lao vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng và Y tế huyện Krông Pa thực hiện sàng lọc lao với 277 người được chụp X-quang, trong đó phát hiện 13 người có bất thường nghi lao được chỉ định lấy mẫu đờm làm xét nghiệm Gene-Xpert và 27 người được tiêm thuốc Mantoux xét nghiệm lao tiềm ẩn. Trong số những người nghi mắc lao, có nhiều người không có BHYT, đồng nghĩa với việc nếu mắc bệnh lao, họ sẽ phải mua thuốc với chi phí đắt đỏ trong khi nhà nghèo, tiền ăn không đủ thì lấy đâu ra tiền mua thuốc.

Chị Rô H’Bluk cho biết: “Ngày trước là vùng 3 thì người dân được hỗ trợ BHYT nhưng bây giờ lên vùng 1 rồi nên không được hỗ trợ nữa. Nghe người ta nói đi mua BHYT hết khoảng 900 nghìn, không có điều kiện mua BHYT, bệnh ốm cũng không dám đi viện. Có bệnh kiếm 2 chục, 3 chục nghìn mua thuốc ở ngoài uống tạm thôi chứ đâu có vào được bệnh viện, ở nhà vì không có tiền thanh toán viện”

Dù kinh tế gia đình chưa khá giả nhưng hiểu được giá trị của tấm thẻ BHYT, chị Rcom H’Thuyên mua BHYT theo hộ gia đình. Khi có bệnh, gia đình chị không lo gánh nặng kinh tế khi phải điều trị lâu dài: “Bữa nay mua BHYT hơn 900 nghìn đồng, đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì quá cao, nhiều nhà họ khổ không có điều kiện mua. Hộ khá giả, có người ý thức được thì họ mua phòng bệnh. Mình cũng sợ bệnh nên mình đi mua, đi viện cũng đỡ tiền nếu bệnh nặng. Mình mua cả nhà thì giảm tiền, mua cho một người thì giá cao”

Theo chị Ksor H’Đông, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phú Cần, huyện K Rông Pa, Gia Lai, những trường hợp phát hiện bệnh lao từ chương trình khám sàng lọc lao miễn phí của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI) được theo dõi, hỗ trợ thẻ BHYT cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có thuốc điều trị do quỹ BHYT chi trả. Tuy nhiên, do người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, kinh tế rất eo hẹp nên không có tiền mua thẻ BHYT. Để điều trị bệnh kéo dài như bệnh lao, nếu không có BHYT sẽ rất khó khăn trong điều trị bệnh. Chính vì vậy mà không ít trường hợp đã phải trì hoãn khám, điều trị bệnh.

Chị Ksor H’Đông cho biết: “Họ chỉ cấp BHYT cho những gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có mức sống thấp, còn lại người dân tự nguyện mua BHYT. Mức sống người dân tộc thiểu số không đủ để mua BHYT. Mua 1 người, 2 người thì cố được chứ mua cả gia đình không có khả năng nên tỷ lệ họ tham gia BHYT thấp dẫn đến họ đi khám bệnh thấp. Họ có ho, có sốt, có sụt cân, không có BHYT đi khám nên chỉ đi mua thuốc ngoài hiệu thuốc uống”

Trong những năm qua, chương trình Chống lao Quốc gia đã rất nỗ lực và thu được những thành tựu nhất định. Đặc biệt, sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu thông qua Bệnh viện Phổi Trung ương, Trung tâm Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) là đơn vị chủ trì dự án, đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ các tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó có tỉnh Gia Lai trong phòng, chống bệnh lao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế mua sắm, thanh toán thuốc chống lao từ ngân sách Nhà nước sang BHYT khiến cho nhiều bệnh nhân nghèo không có thẻ BHYT gặp khó khăn. Việc điều trị bệnh mất chi phí lớn, tạo gánh nặng cho gia đình. Chính vì vậy, tấm thẻ BHYT sẽ bảo đảm cho người bệnh giảm thiểu chi phí điều trị, mọi người dân bị bệnh lao đều được tiếp cận thuốc điều trị.

Ông Ksor Đhun, Trung tâm Y tế huyện Krông Pa cho rằng, cần có các chính sách hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo có thẻ BHYT để khám chữa bệnh nói chung và điều trị bệnh lao nói riêng: “Bởi họ nghèo, họ không có BHYT nên không tới bệnh viện, bởi tới bệnh viện phải chi phí nhiều không có tiền đóng. Bệnh nhân lao thì 100% là người nghèo, cả người kinh và người đồng bào dân tộc. Nên chúng tôi mong các chương trình, dự án có thể hỗ trợ cho người dân nghèo có được tấm thẻ BHYT”.

Trước những khó khăn của bệnh nhân lao, các tổ chức xã hội, ban, ngành, địa phương… đã có nhiều sáng kiến giúp đỡ người yếu thế như: Tư vấn, tuyên truyền để bệnh nhân thấy được tầm quan trọng của tấm thẻ BHYT trong điều trị bệnh. Đối với người nghèo, triển khai tặng thẻ BHYT. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều bệnh nhân đã được điều trị kịp thời, tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài rất cần sự vào cuộc của ngành chức năng, trong đó có những chính sách hỗ trợ để bệnh nhân mãn tính, bệnh nhân lao… dễ dàng tiếp cận BHYT hơn.

Liên quan đến chính sách BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số, ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, đã có kiến nghị Chính phủ để đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ BHYT: “Trước đây, chúng ta thực hiện Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên khi sửa đổi thì rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số chưa được Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT. Chúng tôi cũng đã có kiến nghị trong việc sửa đổi Nghị định 146 của Chính phủ về BHYT, trong đó đã đưa đối tượng này là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Trong khi Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ, BHXH Việt Nam đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện việc hỗ trợ. Trước đây chúng ta tính có 2 triệu người chưa được hưởng nhưng hiện nay đã có 70% trong số này được các địa phương hỗ trợ mua BHYT. Như vậy còn một số đối tượng chưa được hưởng thì chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định 146, trong đó toàn bộ người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ tham gia BHYT”

Bệnh Lao có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ điều trị. Do đó, người dân, nhất là người mắc lao nên trang bị cho mình tấm thẻ BHYT. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo tất cả bệnh nhân lao có thẻ BHYT để họ an tâm điều trị, tránh lây lan ra cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao tặng hơn 12.000 sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn
Trao tặng hơn 12.000 sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Từ nguồn đóng góp, ủng hộ của cán bộ, đoàn viên toàn hệ thống Ngân hàng Vietcombank với tổng kinh phí 17,2 tỷ đồng, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức trao tặng hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Trao tặng hơn 12.000 sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn

Trao tặng hơn 12.000 sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Từ nguồn đóng góp, ủng hộ của cán bộ, đoàn viên toàn hệ thống Ngân hàng Vietcombank với tổng kinh phí 17,2 tỷ đồng, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức trao tặng hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Đã tham gia BHYT hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào?
Đã tham gia BHYT hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào?

VOV.VN - Trường hợp một người tham gia đồng thời BHYT hộ gia đình và BHYT tại doanh nghiệp thì người đó sẽ tham BHYT theo nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Đã tham gia BHYT hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào?

Đã tham gia BHYT hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào?

VOV.VN - Trường hợp một người tham gia đồng thời BHYT hộ gia đình và BHYT tại doanh nghiệp thì người đó sẽ tham BHYT theo nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Sẵn sàng triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong KCB BHYT
Sẵn sàng triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong KCB BHYT

VOV.VN - BHXH Việt Nam vừa ban hành công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

Sẵn sàng triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong KCB BHYT

Sẵn sàng triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong KCB BHYT

VOV.VN - BHXH Việt Nam vừa ban hành công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT.