Sống và làm việc theo pháp luật:

Cần nâng cao trách nhiệm công dân

VOV.VN -Năm nay, ngày Pháp luật Việt Nam đầu tiên được tổ chức cũng là năm đánh dấu sự kiện đặc biệt quan trọng

Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm nay với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nhằm thể hiện đầy đủ tinh thần, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Qua đó, hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, Ngày Pháp luật chính thức được quy định tại Điều 8, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013: “Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ông Lê Văn Mai, ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cho biết: “Đối với một đất nước, pháp luật là quan trọng. Việt Nam từ năm 1992 đã 4 lần sửa đổi pháp luật, thì pháp luật qua thời kỳ chiến tranh, thời kỳ hòa bình xây dựng là hai thời kỳ khác nhau. Vấn đề góp ý xây dựng hiến pháp là vấn đề không chỉ trong trung ương hoặc Quốc hội mà phải để cho toàn dân tham gia vì sẽ thực tế hơn. Vì như vấn đề ruộng đất quốc hội nhiều khi không nắm được nhưng ở dưới dân nắm được vì chúng tôi ở dưới làm 40, 50 năm bây giờ nhà nước lấy lại thì ý kiến của dân, đề ra lấy như thế nào thì mới phù hợp...”.

Năm nay, ngày Pháp luật Việt Nam đầu tiên được tổ chức cũng là năm đánh dấu sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là Quốc hội sẽ thông qua Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Vì vậy, góp ý sửa đổi để hoàn thiện pháp luật hiện hành không chỉ là trách nhiệm của mỗi người dân mà những người làm luật cũng cần đứng ở góc độ của nhân dân để xem xét đưa luật thiết thực, đi vào đời sống.

Ông Nguyễn Văn Sinh, ở số 4 ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm nêu ý kiến: “Theo tôi sự thay đổi hiến pháp, pháp luật là cần thiết vì những giai đoạn nhất định cần thay đổi cho thích nghi và hợp với từng thời kỳ. Nói chung vẫn nhấn mạnh tới người làm luật, bộ phận giúp làm luật nên cân nhắc, xem xét, nên thận trọng, nghiên cứu chặt chẽ đối chiếu với nước ta nhưng bên cạnh đó có gì đó thích hợp với Việt Nam thì nên làm”.

Có thể nói, việc tổ chức Ngày Pháp luật với quy mô rộng lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước, với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, không chỉ tôn vinh Hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. Hơn cả là đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tiến sỹ, Luật sư Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty luật SMIC cho biết: “Ngày 9/11, ngày này vô cùng có ý nghĩa vì để mọi người dân, cũng như cán bộ công chức đều có ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Để mọi người dân có ý thức trong đời sống hàng ngày rằng chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì chúng ta phải thượng tôn pháp luật”.

Còn luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, để mọi người hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật thì giới luật sư cần có những hành động cụ thể trước hết trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân: “Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng như các tổ chức hành nghề luật sư đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền những đạo luật mới, các văn bản của nhà nước tới cộng đồng xã hội. Hằng năm, chúng tôi tổ chức tuyên truyền những đạo luật mới ở những vùng sâu, vùng xa, đặc biệt những đạo luật gắn với quyền và nghĩa vụ của người dân rất nhiều như luật đất đai, luật khiếu nại, tố cáo. Phần nào, giới luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, cùng nhau góp sức xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp luật, bảo vệ hiến pháp”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: Công tác phổ biến pháp luật được giao cho Bộ Tư pháp nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Việc chấp hành pháp luật của cán bộ công chức, viên chức trong xã hội chưa được thành ý tưởng như nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, với việc tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) hàng năm sẽ góp phần tôn vinh Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, giáo dục được ý thức thượng tôn trong pháp luật của cán bộ công chức, viên chức và người dân. Bởi vậy, ngày Pháp luật Việt Nam năm nay không chỉ là năm đầu tiên triển khai mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận để chuẩn bị thông qua Hiến pháp (sửa đổi).

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nêu rõ: "Tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam là ý tưởng của các địa phương. Vào ngày này, các cán bộ công chức, viên chức tập trung nghe phổ biến, quán triệt những văn bản được ban hành có liên quan đến lĩnh vực của họ để biết pháp luật và thực thi công cụ. Đây là ý kiến rất hay. Trong một nhà nước pháp quyền thì ngày nào cũng là ngày pháp luật. Vừa qua trong giao ban trực tuyến với các sở tư pháp thì cũng có sáng kiến khá hay tức là nên tổ chức ngày pháp luật như trước đây ở các cơ quan Nhà nước. Tôi cho rằng điều rất quan trọng hiện nay là đối với các cán bộ công chức, viên chức thực thi thế nào đó công vụ của mình đúng pháp luật thì đây là tấm gương rất tốt để người dân chấp hành pháp luật”.

Để ngày Pháp luật 9/11 thực sự trở thành ngày hội sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong phạm vi toàn quốc thì việc nâng cao sự hiểu biết và tự giác chấp hành luật pháp cần xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tư pháp: Ngày nào cũng là ngày pháp luật
Bộ trưởng Tư pháp: Ngày nào cũng là ngày pháp luật

VOV.VN -Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời về những vấn đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bộ trưởng Tư pháp: Ngày nào cũng là ngày pháp luật

Bộ trưởng Tư pháp: Ngày nào cũng là ngày pháp luật

VOV.VN -Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời về những vấn đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tuần lễ về Ngày pháp luật Việt Nam bắt đầu từ 4/11
Tuần lễ về Ngày pháp luật Việt Nam bắt đầu từ 4/11

VOV.VN -Sáng 1/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thông tin về Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013

Tuần lễ về Ngày pháp luật Việt Nam bắt đầu từ 4/11

Tuần lễ về Ngày pháp luật Việt Nam bắt đầu từ 4/11

VOV.VN -Sáng 1/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thông tin về Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013

Phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng bản
Phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng bản

VOV.VN -Đợt tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng bản

Phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng bản

VOV.VN -Đợt tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Các trường học tổ chức cao điểm Ngày Pháp luật vào 9/11
Các trường học tổ chức cao điểm Ngày Pháp luật vào 9/11

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật... 

Các trường học tổ chức cao điểm Ngày Pháp luật vào 9/11

Các trường học tổ chức cao điểm Ngày Pháp luật vào 9/11

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật... 

Trách nhiệm công dân
Trách nhiệm công dân

(VOV) -Việc phúc quyết Hiến pháp sẽ tạo tiền lệ tốt để những chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh sẽ được hỏi ý kiến nhân dân.

Trách nhiệm công dân

Trách nhiệm công dân

(VOV) -Việc phúc quyết Hiến pháp sẽ tạo tiền lệ tốt để những chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh sẽ được hỏi ý kiến nhân dân.