"Cần thiết phải nghiên cứu lập lại quy hoạch chung Hội An"

VOV.VN - Quan điểm xây dựng và phát triển TP. Hội An cần dựa trên nền tảng tổng hòa các yếu tố: kinh tế bền vững, môi trường bền vững, xã hội bền vững; cùng 3 trụ cột là: văn hóa - sinh thái - du lịch.

Chiều 10/12, UBND TP. Hội An tổ chức “Hội thảo góp ý điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, theo định hướng xây dựng thành phố văn hóa - sinh thái - du lịch”, tập trung xây dựng và phát triển TP. Hội An trở thành đô thị loại II vào năm 2025.

TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện là đô thị loại III, tổng diện tích tự nhiên hơn 6.170 héc ta, sở hữu quần thể Khu phố cổ - Di sản Văn hóa thế giới và Cù Lao Chàm - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Hai quần thể này kết nối chặt chẽ về các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tạo nên bản sắc riêng.

TP. Hội An nằm trên “Con đường Di sản văn hóa miền Trung”, là điểm đến hấp dẫn của tam giác Di sản Văn hóa Thế giới Huế - Hội An - Mỹ Sơn.

Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam vào tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chủ động xây dựng Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An theo hình thức xã hội hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, quan điểm xây dựng và phát triển TP. Hội An cần dựa trên nền tảng tổng hòa các yếu tố: kinh tế bền vững, môi trường bền vững, xã hội bền vững; cùng 3 trụ cột là: văn hóa - sinh thái - du lịch. Trong đó, hạt nhân là văn hóa, con người và những giá trị nhân văn, đề cao tính gắn kết cộng đồng, vai trò, trách nhiệm chủ thể của người dân trong quá trình phát triển thành phố.

Các đại biểu cũng đóng góp các ý kiến, hoạch định các mục tiêu, định hướng phát triển TP. Hội An trở thành đô thị loại II, đảm bảo các tiêu chí: trung tâm kinh tế - xã hội lớn có tính đặc thù của tỉnh Quảng; dân số tối thiểu là 200.000 người; mật độ dân số tối thiểu là 1.800 người/km2; tối thiểu 65% lao động phi nông nghiệp; đáp ứng tốt hệ thống cảnh quan, đô thị di sản thông minh, thích ứng với biển đổi khí hậu.

Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khó khăn lớn nhất của TP. Hội An hiện nay là không gian quá chật hẹp, đặt ra nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển: “Quảng Nam đã lập quy hoạch chung TP. Hội An vào năm 2005 và đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập trước những tác động từ thiên tai, biến đổi khí hậu và sự thay đổi của đời sống. Cần thiết phải nghiên cứu để lập lại quy hoạch chung TP. Hội An. Phải xác định quan điểm chủ đạo là phát triển Hội An thành thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ việc bốc thăm vào mầm non nghĩ về cơ chế chính sách và quy hoạch đô thị
Từ việc bốc thăm vào mầm non nghĩ về cơ chế chính sách và quy hoạch đô thị

VOV.VN - Trong những ngày qua, việc phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào trường mầm non công lập với tỷ lệ “chọi” khá cao tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội khiến dư luận quan tâm.

Từ việc bốc thăm vào mầm non nghĩ về cơ chế chính sách và quy hoạch đô thị

Từ việc bốc thăm vào mầm non nghĩ về cơ chế chính sách và quy hoạch đô thị

VOV.VN - Trong những ngày qua, việc phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào trường mầm non công lập với tỷ lệ “chọi” khá cao tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội khiến dư luận quan tâm.

Tiếc nuối khu cư dân sầm uất phải di dời theo Quy hoạch khu đô thị sông Hồng
Tiếc nuối khu cư dân sầm uất phải di dời theo Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - Liên quan đến Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có nhiều khu dân cư ven sông Hồng, sông Đuống ở Hà Nội thuộc diện phải di dời do cơ quan chuyên môn không thống nhất giữ lại các khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề...

Tiếc nuối khu cư dân sầm uất phải di dời theo Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Tiếc nuối khu cư dân sầm uất phải di dời theo Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

VOV.VN - Liên quan đến Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có nhiều khu dân cư ven sông Hồng, sông Đuống ở Hà Nội thuộc diện phải di dời do cơ quan chuyên môn không thống nhất giữ lại các khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề...

Quy hoạch nội đô Hà Nội: Di dời 215.000 dân liệu có khả thi?
Quy hoạch nội đô Hà Nội: Di dời 215.000 dân liệu có khả thi?

VOV.VN - Giãn dân phố cổ, di dời trường học, trụ sở các bộ ngành, bệnh viện, cải tạo chung cư… là những giải pháp Hà Nội đang thực hiện di dân ra ngoài khu vực nội đô

Quy hoạch nội đô Hà Nội: Di dời 215.000 dân liệu có khả thi?

Quy hoạch nội đô Hà Nội: Di dời 215.000 dân liệu có khả thi?

VOV.VN - Giãn dân phố cổ, di dời trường học, trụ sở các bộ ngành, bệnh viện, cải tạo chung cư… là những giải pháp Hà Nội đang thực hiện di dân ra ngoài khu vực nội đô