Cảnh báo ngộ độc thực phẩm tập thể trong đồng bào thiểu số

VOV.VN - Vừa qua, ở tỉnh Gia Lai liên tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, khiến hàng trăm người phải nhập viện.

Đáng lưu ý là, các vụ ngộ độc đều xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mà nguyên nhân là do ăn phải thịt gia súc mắc bệnh hoặc do chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Các nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm tập thể ở Gia Lai.

Sau 1 tuần bị ngộ độc thực phẩm tại tiệc cưới trong xóm, anh H’Lel (dân tộc Ba Na) ở làng Blơng, xã Trang, huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) kể lại: Gia đình ông H’Lưng làm thịt của 4 con lợn, chia thành 2 phần; một phần nướng, một phần nấu với các loại rau, củ, quả. Còn xương lợn dùng để nấu canh với thân cây chuối. Toàn bộ thức ăn được nấu từ sáng hôm trước, dùng đến hết ngày hôm sau. 

Tham gia trọn vẹn 2 ngày tiệc, anh H”Lel cùng 2 con và 4 đứa cháu phải nhập viện với các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói. Anh H’Lel nói: “Nấu thức ăn một lần, để trên gác. Bún để ở ngoài, không nấu lại. Cứ ăn từ sáng đến trưa, không việc gì. Buổi chiều bún ăn chua chua, về nhà là bị hết. Ai cũng đem về lo cho cháu, cho em, xã Hnol, Kon Chiêng cũng bị, xã Kđăng cũng bị, xã Glar cũng bị.”

Tiệc cưới này có khoảng 400 khách, có tới 135 người lớn và trẻ nhỏ phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Bà Đỗ Thị Chiên, Phó trưởng trạm y tế xã Trang cho biết, những người ngộ độc đều là khách tham dự bữa tiệc tối hôm sau, khi thức ăn đã có những biểu hiện mất an toàn vệ sinh. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đến kiểm tra, xác định nguyên nhân là do cách chế biến, bảo quản thực phẩm không an toàn.

Bà Đỗ Thị Chiên, Phó trưởng trạm y tế xã Trang nói: “Người ta nấu tập trung trên nền đất, không có đảm bảo. Những món súp, nấu theo phong tục của người ta, lẫn với trái chuối, cây chuối, rồi những cái lá của người ta thì dễ làm thức ăn ôi thiu. Cách bảo quản của người ta thì chưa đảm bảo, họ cứ để như thế thôi, chưa có tủ lạnh hay có gì che đậy cho sạch sẽ. Trẻ con có một số bà mẹ múc thức ăn ra một cái lá gì đó, lá chuối cho trẻ em ăn”.

Theo Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa, mấy năm gần đây, liên tiếp xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Trung tâm đã thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; yêu cầu cán bộ y tế xã giám sát việc chế biến thức ăn các tiệc hiếu, hỷ; nhắc nhở bà con chế biến, bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh. Tuy nhiên, bà con dân tộc thiểu số vẫn chế biến thực phẩm theo thói quen, không đảm bảo vệ sinh, nên vẫn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.

Ông Đỗ Chí Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa nói: “Đặc điểm chung của các vụ ngộ độc thực phẩm đó là xảy ra tập thể, chủ yếu ở người đồng bào (dân tộc thiểu số) do tổ chức tiệc cưới hay những lễ tiệc khác. Sau các vụ ngộ độc, chúng tôi thấy được, họ tự tổ chức nấu ăn, việc đảm bảo trong cái thực phẩm chưa tốt. Có những thức ăn để rất nguội, đặc biệt có những thức ăn đã có dấu hiệu ôi thiu rồi. Do vậy để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vậy”.

Trước đó vài ngày, một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tượng tự cũng xảy ra tại Buôn Uar, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa. Gia đình ông Ksor Sơri (dân tộc Ja-rai) tổ chức đám cưới, mổ con bò bị bệnh tiêu chảy hơn nửa tháng để đãi khách. Hậu quả, 103 trong tổng số 110 khách tham dự tiệc bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện điều trị.

Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay ở địa phương đã xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 1 người chết và hơn 300 người khác bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thịt gia súc mắc bệnh hoặc do chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Nhằm tránh tình trạng này tiếp diễn, ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai khuyến cáo: “Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai đã có văn bản cảnh báo đối với người dân trên địa bàn tỉnh là tuyệt đối không được sử dụng gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc bị chết để chế biến thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm đã qua chế biến hoặc thực phẩm đang trong giai đoạn chế biến mà để kéo dài thời gian không được bảo quản đúng quy định. Tôi khuyên bà con khi sử dụng thực phẩm, phải đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và chế biến thực phẩm theo quy trình, làm sao để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ăn cóc nướng, 4 người bị ngộ độc, 1 người chết
Ăn cóc nướng, 4 người bị ngộ độc, 1 người chết

VOV.VN - Vừa xảy ra một vụ ngộ độc do ăn cóc nướng khiến 4 người phải nhập viện, trong đó 1 người đã tử vong ở Yên Bái.

Ăn cóc nướng, 4 người bị ngộ độc, 1 người chết

Ăn cóc nướng, 4 người bị ngộ độc, 1 người chết

VOV.VN - Vừa xảy ra một vụ ngộ độc do ăn cóc nướng khiến 4 người phải nhập viện, trong đó 1 người đã tử vong ở Yên Bái.

Nhập viện hàng loạt do ngộ độc bánh mì
Nhập viện hàng loạt do ngộ độc bánh mì

Đã có 14 người phải nhập viện Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng do ăn bánh mì mua tại cơ sở bánh mì 24h.  

Nhập viện hàng loạt do ngộ độc bánh mì

Nhập viện hàng loạt do ngộ độc bánh mì

Đã có 14 người phải nhập viện Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng do ăn bánh mì mua tại cơ sở bánh mì 24h.  

Ăn phải nấm độc, 6 người trong một gia đình ngộ độc
Ăn phải nấm độc, 6 người trong một gia đình ngộ độc

VOV.VN -Sau khi ăn loại nấm lạ có màu đỏ, thân trắng cả gia đình 6 người có triệu chứng ngứa cổ, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa, phải đi cấp cứu

Ăn phải nấm độc, 6 người trong một gia đình ngộ độc

Ăn phải nấm độc, 6 người trong một gia đình ngộ độc

VOV.VN -Sau khi ăn loại nấm lạ có màu đỏ, thân trắng cả gia đình 6 người có triệu chứng ngứa cổ, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa, phải đi cấp cứu