Chủ động phòng, chống hạn cho cây trồng

VOV.VN - Bây giờ đang là cao điểm mùa khô, cũng là cao điểm mùa chống hạn cho sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk, nhất là cho cây cà phê chủ lực. Ngành nông nghiệp địa phương đã chủ động các phương án đảm bảo nguồn nước, phương tiện máy móc và cải tiến công nghệ để tưới nước tiết kiệm nhất.

 

Dưới cái nắng chói chang ngày đầu tháng 4, anh Lý Trần Thắng, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar tất bật di chuyển ống nước tưới cho vườn cà phê trồng xen sầu riêng đang trong thời kỳ kinh doanh. Anh chia sẻ, nhà có 1,5 ha cà phê trồng xen sầu riêng, hiện đang bước vào đợt tưới thứ 3. Cùng với bổ sung nguồn nước, anh Lý còn sử dụng biện pháp tưới tiết kiệm cho vườn cây.

“Mùa này, tôi đầu tư khoan thêm 1 giếng khoan sâu 120 mét, đầu tư thêm một bể bạt bơm lên đó, nước khá dồi dào, đủ tưới. Tưới mùa này thì chủ động tính toán đủ nước, khi nước tràn lên miệng hố là chuyển gốc ngay. Còn sầu riêng thì tưới bép nhỏ giọt, tưới tầm nửa tiếng đủ nước là dừng lại. Khô hạn thì mình phải chịu khó tiết kiệm nước thôi”, anh Thắng nói.

Gia đình ông Bùi Xuân Tiến, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar cũng có 1,2 ha cà phê trồng xen hồ tiêu ở ngay sát hồ thủy lợi xã Quảng Hiệp. Tuy nhiên, để tránh bị động nước tưới vào cuối vụ, ông Tiến đã đào ao tích nước và khoan thêm giếng. Ngoài ra còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây.

Ông Bùi Xuân Tiến nói: “Mùa hạn tôi tưới bằng tay thì không đủ nước tưới luân chuyển cho cả vườn. Nhưng hệ thống tưới nhỏ giọt thì lại đủ, 1 ha thì tưới nhỏ giọt 1 tiếng là đủ cho cây, hiệu quả tiết kiệm nước ở chỗ đó. Đầu tư tưới nhỏ giọt có thể phòng, chống hạn tốt, lại đỡ công, nhưng sẽ mất tiền đầu tư ban đầu”.  

Theo ông Ngô Xuân Biện - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện huyện Cư M’gar, toàn huyện hiện có 37.000 ha cà phê; 2.500 ha tiêu; 2.000 ha lúa nước đều rất cần nước tưới trong mùa khô. Với 67 công trình thủy lợi đã được xây dựng, huyện có thể đảm bảo nước cho khoảng 82% diện tích cây trồng.

Theo dự báo, tình trạng thiếu nước tưới có thể xảy ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới, tại các xã như: Ea Tar, Ea M’đroh, Cư Đliê M’nông và Ea H’đing. Để chủ động phòng, chống hạn, phòng đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đồng loạt ra quân nạo vét kênh mương nội đồng; phân bổ kinh phí tu sửa, nâng cấp, nạo vét các hồ, đập thủy lợi; xây dựng các phương án điều tiết nguồn nước; hướng dẫn người dân tích cực thăm đồng phòng chống dịch bệnh, áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước...

“Ngay từ đầu mùa khô, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng đã hướng dẫn bà con nông dân ở các xã tưới nước tiết kiệm, hạn chế trồng cây cần nguồn tưới nước nhiều. Đồng thời, chỉ đạo các xã ra quân nạo vét, phát dọn kênh mương nội đồng, sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng”, ông Ngô Xuân Biện cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum chủ động chống hạn cho cây trồng
Kon Tum chủ động chống hạn cho cây trồng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum nhiều diện tích cây trồng hiện đã bắt đầu thiếu nước tưới trong khi mùa khô có thể kéo dài hơn 1 tháng nữa. Trước tình hình này, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tích cực chủ động chống hạn cho cây trồng.

Kon Tum chủ động chống hạn cho cây trồng

Kon Tum chủ động chống hạn cho cây trồng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum nhiều diện tích cây trồng hiện đã bắt đầu thiếu nước tưới trong khi mùa khô có thể kéo dài hơn 1 tháng nữa. Trước tình hình này, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tích cực chủ động chống hạn cho cây trồng.

Sơn La tập trung chống hạn cho cây trồng
Sơn La tập trung chống hạn cho cây trồng

Các địa phương trong tỉnh đang quản lý chặt nguồn nước, thực hiện biện pháp tưới luân phiên, đồng thời tổ chức bảo vệ các công trình thuỷ lợi không để người dân tự ý đục kênh mương tháo nước, không xả nước sử dụng cho thuỷ điện nhỏ.  

Sơn La tập trung chống hạn cho cây trồng

Sơn La tập trung chống hạn cho cây trồng

Các địa phương trong tỉnh đang quản lý chặt nguồn nước, thực hiện biện pháp tưới luân phiên, đồng thời tổ chức bảo vệ các công trình thuỷ lợi không để người dân tự ý đục kênh mương tháo nước, không xả nước sử dụng cho thuỷ điện nhỏ.