Chủ tịch Hà Nội: trồng cây gặp khó khăn do người dân đổ nước sôi

VOV.VN -Để Hà Nội có thể xanh hoá như kỳ vọng, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cần sự ủng hộ của đông đảo bà con.

Ngày 13/1, liên quan đến chương trình trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn thành phố, phát biểu tại hội thảo “Giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ thống cây xanh – mặt nước TP Hà Nội đáp ứng mục tiêu quy hoạch và tạo bản sắc đô thị”, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: “Việc phát triển cây xanh là yếu tố bắt buộc đối với nhiều đô thị trên thế giới, đặc biệt là Hà Nội.

Bởi, cây xanh cần được coi là di sản đô thị, một phần máu thịt của Hà Nội. Không chỉ đi vào thơ ca, cây xanh còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sỹ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
“Tôi có thể đúc kết thế này về chương trình 1 triệu cây xanh: 3Đ - “Đồng đều – Đa dạng - Đồng bộ”. Đồng đều về kích thước, chiều cao cây (7-8m), khoảng cách trồng cây (6-7m). Đồng bộ về chủng loại và đa dạng về cách trồng cây xanh theo tầng: tầng cao là cây bóng mát, ở giữa là tầng cây bụi và cuối cùng là tầng thảm cỏ, cây lá rực rỡ màu sắc.

Theo tính toán của các nhà khoa học, khi trồng cây xanh, 2 năm đầu tiên cho 3-5m2 cây xanh. Sau 5 năm, có từ 15-18m2 và 10 năm là 25-30m2 cây xanh. Vậy với 1 triệu cây xanh, sau 5 năm Hà Nội có ít nhất 15-20 triệu m2 cây xanh. Số lượng này chia cho 7,5 triệu dân, ước tính có thêm 2,5m2/cây xanh/người” - Chủ tịch Hà Nội chia sẻ.

Trong tương lai, để chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đến năm 2020 đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Đức Chung sẽ phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, có việc xây dựng vườn ươm ở Đan Phượng để nghiên cứu lai tạo các giống cây, hoa mới. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu chỉnh trang cắt tỉa lại toàn bộ cây xanh hiện đó nhằm tăng mỹ quan cho TP và đảm bảo giao thông.

Cụ thể, thực hiện theo đúng quy trình: cắt tỉa, trồng mới, cây xấu đánh chuyển và tiếp tục chăm sóc, cắt tỉa làm đẹp. Bên cạnh đó, hợp tác sâu rộng hơn với các nước có công nghệ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiện đại như Singapore, Đức, Australia.

Hệ thống cây xanh – mặt nước được ví lá phổi của đô thị
Tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội cũng thừa nhận để Hà Nội có thể xanh hoá như kỳ vọng còn cần sự ủng hộ của đông đảo bà con. Nhiều hộ dân nhà phố, muốn cây xanh phủ bóng mát nhưng lại không thích cây xuất hiện ở mặt tiền nhà họ. Việc trồng cây vì thế gặp khó khăn do người dân đổ nước sôi, dầu khiến cây chết.

Ví dụ như: Ý thức của một bộ phận người dân chưa đồng tình, ủng hộ việc trồng cây xanh. Tâm lý văn hóa người dân ở mặt đường không muốn trồng cây trước mặt nhà. Văn hóa bẻ lộc mùa xuân. “Thậm chí vừa qua, thanh niên đấy nhưng cũng giẫm nát vườn hoa ở hồ Gươm”, Chủ tịch Hà Nội nói. Đồng thời, ông cho biết sẽ giao Sở GD-ĐT nghiên cứu đưa chương trình giáo dục cây xanh vào trường học, hướng tới mục tiêu vận động toàn bộ người dân tham gia trồng, bảo vệ cây xanh.

Bài phát biểu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận được sự đồng tình của các nhà khoa học.

Trình bày tham luận tại hội thảo, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh: “Đối với Hà Nội, hệ thống cây xanh – mặt nước được ví lá phổi của đô thị. Trong kiến trúc đô thị, cây xanh là một bộ phận không thể thiếu và mang lại những nét đặc trưng và vẻ đẹp riêng vốn có của mỗi tuyến phố Hà Nội.

Người dân thủ đô từ lâu đã nhận ra các tuyến phố bởi các hàng cây xanh đã tạo điểm nhấn và các mùi đặc trưng của tuyến phố đó. Những tuyến phố Phan Đình Phùng có cây sấu, Nguyễn Du có cây hoa sữa, phố Thợ Nhuộm là bằng lăng còn Tràng Thi là cây bàng “lá đỏ”, cây cơm nguội “vàng” trên đường Yên Phụ…”.

Dẫn một nghiên cứu, KTS Trần Ngọc Chính nêu cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30-60%. Cây xanh cũng giảm thiểu khí nhà kính, làm giảm phản xạ mặt trời ra xung quanh./.

Chủ tịch - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, ông Vũ Kiên Trung: Năm 2017, Hà Nội đã thực hiện trồng được gần 500.000 cây xanh. Ở những tuyến phố Trần Nguyên Hãn, Điện Biên Phủ, khu vực Công Viên Lê Nin, Hoàng Văn Thụ, Văn Cao, Liễu Giai, Láng Hạ, Thái Hà, Khâm Thiên, Lê Duẩn... cây phủ bóng xanh tươi. Nhiều chủng loại cây mới được đưa vào trồng có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, kiến trúc đô thị như cây Sang, cây Hoa Ban, Cây Chà là, cây Cọ Dầu…

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng lãng phí hơn trồng mới
Đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng lãng phí hơn trồng mới

VOV.VN - Kinh phí đánh chuyển gần 1.000 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng đem trồng tại các nút giao thông của ngõ Hà Nội tốn kém hơn so với trồng mới.

Đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng lãng phí hơn trồng mới

Đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng lãng phí hơn trồng mới

VOV.VN - Kinh phí đánh chuyển gần 1.000 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng đem trồng tại các nút giao thông của ngõ Hà Nội tốn kém hơn so với trồng mới.

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng
Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

VOV.VN - Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm để mở rộng đường Phạm Văn Đồng từ 18/10.

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

VOV.VN - Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm để mở rộng đường Phạm Văn Đồng từ 18/10.

Ông Nguyễn Đức Chung kiểm tra đột xuất việc đánh chuyển cây xanh
Ông Nguyễn Đức Chung kiểm tra đột xuất việc đánh chuyển cây xanh

VOV.VN - Lãnh đạo thành phố yêu cầu Công ty BeePro triển khai thêm các xe tự hành chuyên dụng, không để cành cây rơi ra đường Phạm Văn Đồng.

Ông Nguyễn Đức Chung kiểm tra đột xuất việc đánh chuyển cây xanh

Ông Nguyễn Đức Chung kiểm tra đột xuất việc đánh chuyển cây xanh

VOV.VN - Lãnh đạo thành phố yêu cầu Công ty BeePro triển khai thêm các xe tự hành chuyên dụng, không để cành cây rơi ra đường Phạm Văn Đồng.