Chuẩn hóa để ngăn chặn lãng phí

VOV.VN - Những cuốn sách giáo khoa mua nhưng ít sử dụng hoặc không sử dụng đến không chỉ làm tăng chi phí của mỗi gia đình mà còn gây lãng phí cho xã hội. Bởi vậy, lựa chọn những đầu mục sách giáo khoa phù hợp, tái sử dụng những đầu sách ít dùng đến có thể góp phần giảm lãng phí.

Nghịch lý và lãng phí khi có những cuốn sách giáo khoa mà đầu năm mua nhưng cuối năm vẫn chưa dùng tới 1 lần đã xuất hiện từ khi triển khai "một chương trình, nhiều bộ sách". Vấn đề không không nằm ở “nhiều bộ sách” mà là cách chọn sách, dùng sách.

Các địa phương dựa vào danh mục sách các bộ sách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt, căn cứ vào tình hình địa phương để “tự chọn”. Rồi đến mỗi trường học lại thành lập hội đồng, mỗi môn chọn một đầu sách... Thế nên có khi các sách được chọn không thuộc cùng một bộ, và sách giáo khoa được dùng ở mỗi trường một khác.

Để chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị yêu cầu các trường không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách được phê duyệt để học sinh, phụ huynh mua. Sau 2 năm ban hành Chỉ thị này, mọi việc dường như không có nhiều thay đổi.

Muốn tạo sự thay đổi, trước tiên cần chuẩn hóa lại hệ thống sách giáo khoa. Hiện, một bộ sách giáo khoa cũng khoảng từ 10 đến 13 cuốn. Còn thực tế, bộ sách mà phụ huynh mua lên đến trên 20 cuốn cho học sinh lớp 1 và gần 30 cuốn cho học sinh lớp 3. Cứ mỗi môn học lại kèm thêm một cuốn vở bài tập: Vở Bài tập Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức...

Để giảm lãng phí cần cắt giảm ngay cả những cuốn sách giáo khoa trong danh mục bắt buộc bởi không nhất thiết môn học, hoạt động giáo dục nào cũng cần phải sách giáo khoa. Đơn cử như các môn học về thể chất, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm... thì những môn học này chỉ cần sách giáo khoa dành cho giáo viên mà không cần trang bị cho học sinh.

Mặc dù tất cả sách giáo khoa phải đáp ứng được chuẩn của chương trình nhưng không có bộ sách giáo khoa nào được coi là “bộ sách chuẩn”, nên quá trình triển khai nảy sinh những bất cập thì cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Điều này vừa tránh lãng phí, vừa giúp các bậc phụ huynh giảm bớt gánh nặng kinh tế mỗi đầu năm học.

Trong thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất bốn tháng. Nhưng như thế là chưa đủ mà cần có quy định về việc minh bạch, công bố rõ ràng cho phụ huynh nắm được đâu là cuốn thuộc danh mục bắt buộc còn đâu là cuốn sách tham khảo để phụ huynh nắm bắt rõ ràng trước khi mua.

Thậm chí, nhiều nhà giáo dục kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, sách tham khảo trên thế giới chỉ nên dùng cho thầy cô giáo để làm phong phú thêm bài giảng của mình. Học sinh tiểu học không cần có sách tham khảo, do đó không nên đưa sách tham khảo vào các trường.

Đồng thời thông báo danh mục lựa chọn sách giáo khoa cần được công khai trên hệ thống website của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường và thông báo đến phụ huynh, học sinh.

Trách nhiệm của nhà trường là lựa chọn sách giáo khoa, còn trách nhiệm của cơ quan quản lý là triển khai giám sát để chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, bằng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cung ứng và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục, kiên quyết xử lý vi phạm nghiêm các trường hợp vi phạm. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự lãng phí sách giáo khoa lên tới cả nghìn tỷ.

Mặt khác, từ phía phụ huynh trước thềm năm học mới cũng cần nghiên cứu danh mục các loại sách giáo khoa, sách tham khảo mà nhà trường gửi về để cùng quyết định đăng ký những cuốn sách, những loại vở cần thiết. Khi đó, chẳng có trường học nào, chẳng có thầy cô giáo nào có thể ép buộc được tất cả phụ huynh cùng mua những cuốn sách cả năm không dùng tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách giáo khoa, có những quyển mua xong để đó?
Sách giáo khoa, có những quyển mua xong để đó?

VOV.VN - Có một sự lãng phí rất lớn đã được chỉ ra khi hàng năm, trong số hàng chục đầu sách phụ huynh mua cho con có những cuốn sách không hề sử dụng đến. Lý do nào mà nhiều năm qua không ngăn được sự lãng phí này, ngay cả khi Bộ GDĐT đã có những chỉ thị, hướng dẫn liên quan?

Sách giáo khoa, có những quyển mua xong để đó?

Sách giáo khoa, có những quyển mua xong để đó?

VOV.VN - Có một sự lãng phí rất lớn đã được chỉ ra khi hàng năm, trong số hàng chục đầu sách phụ huynh mua cho con có những cuốn sách không hề sử dụng đến. Lý do nào mà nhiều năm qua không ngăn được sự lãng phí này, ngay cả khi Bộ GDĐT đã có những chỉ thị, hướng dẫn liên quan?

Không để sách giáo khoa, đồ dùng học tập kém chất lượng lọt vào trường học
Không để sách giáo khoa, đồ dùng học tập kém chất lượng lọt vào trường học

VOV.VN - Sách giáo khoa, đồ dùng học tập giả, kém chất lượng vẫn đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ. Làm thế nào để hàng giả, hàng kém chất lượng không còn cơ hội xâm nhập và tấn công môi trường học đường?

Không để sách giáo khoa, đồ dùng học tập kém chất lượng lọt vào trường học

Không để sách giáo khoa, đồ dùng học tập kém chất lượng lọt vào trường học

VOV.VN - Sách giáo khoa, đồ dùng học tập giả, kém chất lượng vẫn đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ. Làm thế nào để hàng giả, hàng kém chất lượng không còn cơ hội xâm nhập và tấn công môi trường học đường?

Trao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường không phải đặt thêm gánh nặng
Trao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường không phải đặt thêm gánh nặng

VOV.VN - Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT thay thế quy định cũ, trong đó điểm mới đáng chú ý sẽ được áp dụng để chọn sách từ năm học 2024-2025 là trao lại quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Trao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường không phải đặt thêm gánh nặng

Trao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường không phải đặt thêm gánh nặng

VOV.VN - Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT thay thế quy định cũ, trong đó điểm mới đáng chú ý sẽ được áp dụng để chọn sách từ năm học 2024-2025 là trao lại quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.