Chuyên gia: Đừng lầm tưởng trẻ có ý định tự tử vì muốn gây chú ý

VOV.VN - “Không có một nguyên nhân hay một câu trả lời nào cho việc tại sao trẻ vị thành niên lại tự tử. Và một trong những lầm tưởng của người lớn là trẻ em chỉ muốn gây chú ý”.

Trao đổi với PV VOV.VN, Giáo sư Wali Mutazammil - Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty Behavioral and Mental Wellness Coaching - BMWC (tạm dịch: Trung tâm Huấn luyện hành vi và sức khỏe tinh thần) tại Mỹ đã có những phân tích thực tế về tình trạng học sinh, trẻ vị thành niên tự tử, đặc biệt, điều này đang trở thành xu hướng đáng lo ngại.

PV: Thời gian qua, tại Việt Nam đã xảy ra những vụ việc đau lòng khi học sinh ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3 lựa chọn việc kết thúc cuộc sống của mình. Nguyên nhân ban đầu được xác định do áp lực học tập hay những xung đột ở tuổi dậy thì với cha mẹ. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, xin ông lý giải diễn biến tâm lý khiến các trẻ vị thành niên có hành động như vậy?

GS Wali: Không có một nguyên nhân hay một câu trả lời nào cho việc tại sao học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông lại tự tử. Là chuyên gia sức khỏe tâm thần, tôi có thể nói rằng có một danh sách chung các lý do khiến tâm lý tự tử đang gia tăng trên toàn cầu. Thứ nhất, không đứa trẻ nào miễn nhiễm với nguy cơ tự tử. Thống kê đã chỉ ra rằng, một số trẻ em có thể dễ bị tổn thương hơn những trẻ khác khi mất hy vọng và dẫn đến tự kết liễu cuộc đời mình. Ngoài ra, có nhiều tác động khác nhau và sự kết hợp của các yếu tố này có thể góp phần vào nguy cơ khiến trẻ quyết định tự tử.

Thứ hai, một trong những lầm tưởng của người lớn là trẻ em chỉ muốn “gây chú ý”. Những đứa trẻ nói hoặc viết về việc tự sát bị coi là “làm quá mọi chuyện và chúng sẽ không có ý định đó”. Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ qua bất cứ lời đe dọa tự tử nào, ngay cả khi một đứa trẻ có thể đang nhắc đến điều này “để được chú ý”. Có thể việc đe dọa tử tự nhiều lần, khiến người lớn không còn coi trọng đe dọa này nữa. Điều quan trọng là người lớn phải phản ứng với các mối đe dọa và các dấu hiệu cảnh báo khác một cách sát sao. Đó là cơ hội mà bạn có thể phát hiện một đứa trẻ có ý định tự tử.

Thứ ba, chúng ta biết gì về những người trẻ tuổi chết vì tự tử? Chúng ta hãy xem xét cả những yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ hoặc những điều làm giảm nguy cơ. Dưới đây là danh sách giúp người lớn chủ động nhận biết yếu tố nguy cơ và những yếu tố đe dọa dẫn đến việc trẻ tự tử.

Về môi trường gia đình,  xung đột lạm dụng, bạo lực, thiếu kết nối gia đình hay các vấn đề sức khỏe tâm thần của cha mẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ tự tử của trẻ. Những thay đổi liên quan đến mất mát, chẳng hạn như cái chết của một người thân yêu; cùng với khủng hoảng kinh tế, tình trạng nghèo khó của gia đình có thể khiến trẻ chịu áp lực và tự tử.

Sự chán nản - là tình trạng phổ biến ở thanh thiếu niên, dẫn đến trầm cảm và có nguy cơ tự tử cao hơn. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm đôi khi rõ ràng, chẳng hạn như thường xuyên xuất hiện buồn bã, tuyệt vọng, buồn chán, choáng ngợp, lo lắng hoặc cáu kỉnh. Tại Mỹ, cứ 5 thanh thiếu niên thì có 1 bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong thời kỳ dậy thì, theo đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả trẻ em trên 12 tuổi nên tầm soát trầm cảm hằng năm.

Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ - một đứa trẻ không cảm thấy sự hỗ trợ từ những người lớn, đặc biệt là người có quan trọng với mình, cũng như từ bạn bè, có thể trở nên cô lập đến mức tự tử dường như là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.

Bắt nạt và đe dọa từ mạng xã hội - không chỉ người bị bắt nạt mà những kẻ bắt nạt đều có nguy cơ cao hơn và có ý nghĩ về tự sát. Điều này đúng với cả trường hợp bắt nạt trực tiếp hay đe dọa từ mạng xã hội. Những trẻ ở bị bắt nạt như vậy có ý định tự tử cao hơn khoảng 3 lần so với những người bạn cùng lứa tuổi.

Ngoài đối tượng trẻ vị thành niên, mọi cộng đồng xã hội phải lưu ý chăm sóc hiệu quả cho người lạm dụng chất kích thích, để phục hồi tinh thần và tái hòa nhập cộng đồng. 

PV: Đáng lo ngại, “tâm lý tự tử” đang trở thành trào lưu, nhiều em đã chọn cách tự hại mình khi gặp khó khăn hoặc dùng chiêu tự tử để đe dọa cha mẹ. Trong tình huống này cha mẹ nên xử lý như thế nào, làm thế nào để giúp trẻ vượt qua khó khăn? Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng từng chứng kiến những trường hợp đau lòng như vậy. Theo Giáo sư, những biểu hiện nào cho thấy trẻ có tâm lý bất ổn, nhất là ở lứa tuổi học đường mà cha mẹ, thầy cô giáo cần lưu ý để quan tâm, giúp đỡ trẻ?

GS Wali: Cha mẹ, người lớn trong gia đình cần quan tâm đến trẻ một cách tự nhiên. Trẻ em tự làm hại bản thân vì chúng chưa học được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ và tự chăm sóc bản thân. Sự ân hận, tự trách hoặc đổ lỗi cho bất kỳ ai sau khi trẻ có hành động dại dột không hề hữu ích và cũng không giúp đứa trẻ sống lại được.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Kate Allsopp, Đại học Liverpool, hầu hết mọi người, kể cả trẻ em, đang tự “ứng phó với nỗi đau tinh thần, chẳng hạn như chấn thương và những biến cố khác trong cuộc sống”, sự cô đơn, sự cô lập và ý tưởng tự sát. Có sự gia tăng tỷ lệ tự tử trong độ tuổi từ 14-24. Không có thử nghiệm khoa học, hoặc phòng thí nghiệm nào để chứng minh sự mất cân bằng “hóa học” bên trong cơ thể con người dẫn đến tự sát. 

Các chuyên gia khoa học thần kinh và Tiến sĩ Allsopp cũng cho biết, không có loại thuốc nào được xác định để giải quyết các thách thức hay trải nghiệm bất ổn của con người. Để chăm sóc sức khỏe tâm thần, thế giới có xu hướng chọn thuốc là lựa chọn đầu tiên để điều trị mặc dù có những tác dụng phụ của thuốc.

PV: Trẻ cần có những kỹ năng gì để vượt qua khó khăn, cân bằng lại tâm lý, thưa Giáo sư?

GS Wali: Các khuyến nghị của tôi bao gồm “bốn chìa khóa” của sự chủ động là trẻ cần sẵn sàng lắng nghe, học hỏi, chia sẻ và thích ứng với thực tế. chẳng hạn như trao quyền cho đứa trẻ, thay vì giao quyền. Không có câu trả lời cuối cùng hoặc đơn giản.

Nhận thức đúng về những thách thức trong cuộc sống là điều trẻ cần được hướng dẫn, chuẩn bị tâm lý để vượt qua. Sự liên kết giữa trẻ với gia đình, với bạn bè và cộng đồng càng mạnh mẽ, trẻ càng ít có khả năng gây hại cho bản thân. Bởi vì trẻ em trong qua trình trưởng thành cần cảm nhận được sự yêu thương và ủng hộ. Trẻ sẽ luôn người để tin tưởng và được hướng dẫn khi phải đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Các dịch vụ hỗ trợ xã hội cũng rất cần thiết trong trường hợp trẻ không có điểm tựa là gia đình, bạn bè…

PV: Xin cám ơn ông!./.

Giáo sư Wali Mutazammil là Chủ tịch và Giám đốc điều hành Trung tâm Behavioral and Mental Wellness Coaching - BMWC (tạm dịch: Trung tâm Huấn luyện hành vi và sức khỏe tinh thần). Mục tiêu của BMWC là tư vấn để các tổ chức hỗ trợ nhân viên vượt qua những bất ổn trong sức khỏe tâm thần, nâng cao tính kết nối và giá trị đạo đức giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Ông là đồng tác giả cuốn sách bán chạy số 1 trên Amazon.com: The Art and Science of Success (tạm dịch: Nghệ thuật và khoa học của sự thành công).

Giáo sư Wali cũng từng có hơn 30 năm phục vụ trong Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với chuyên môn tâm lý học và thực hành trị liệu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 
Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

VOV.VN - Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua (10 – 11/4/2022), tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước khiến nhiều học sinh thiệt mạng thương tâm

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

VOV.VN - Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua (10 – 11/4/2022), tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước khiến nhiều học sinh thiệt mạng thương tâm

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên có thể tự tử
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên có thể tự tử

VOV.VN - Đa số các vụ tự tử có thể đề phòng được với các biện pháp theo dõi quan sát tế nhị và sát sao.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên có thể tự tử

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên có thể tự tử

VOV.VN - Đa số các vụ tự tử có thể đề phòng được với các biện pháp theo dõi quan sát tế nhị và sát sao.

"Nam sinh học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả
"Nam sinh học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả

VOV.VN - Thông tin "một nam sinh đang theo học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả. Báo Điện tử VOV không hề đăng tải tin này như hình ảnh giả mạo, cắt ghép lan truyền trên mạng.

"Nam sinh học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả

"Nam sinh học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả

VOV.VN - Thông tin "một nam sinh đang theo học cấp 3 ở Quảng Nam nhảy lầu tự tử" là tin giả. Báo Điện tử VOV không hề đăng tải tin này như hình ảnh giả mạo, cắt ghép lan truyền trên mạng.