Chuyên gia y tế cảnh báo về quảng cáo “nổ” lọc máu loại bỏ máu xấu và bệnh tật

VOV.VN - Mạng xã hội rầm rộ những chiêu trò quảng cáo lọc máu giúp loại bỏ bệnh tật, ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Trước thực trạng này, các chuyên gia y tế khuyên mọi người cần rõ lọc máu chỉ nên dùng trong trường hợp nào và đâu là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Gần đây, nhiều người đổ xô đi lọc máu với hy vọng loại bỏ mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa động mạch, tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Một số cơ sở y tế quảng cáo rằng chỉ cần lọc máu là có thể loại bỏ máu xấu và phòng ngừa hàng loạt bệnh tật.

Trước tình trạng này, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Mạch máu Việt Nam cho biết phương pháp này đã âm ỉ ở thị trường Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây đặc biệt sau Covid-19.

Lọc máu tốt với các trường hợp được chỉ định

Theo BS Mạnh, lọc máu rất tốt với điều kiện dành cho trường hợp cấp cứu và dành cho những trường hợp bệnh nhân bệnh lý như nhiễm độc, suy thận, rối loạn Lipid máu nặng, tăng mỡ máu rất nặng… Với các bệnh nhân này nếu không được lọc máu thì trong máu sẽ nhiều Cholesterol và nhiều Triglycerid gây đặc quánh máu và hình thành huyết khối.

“Khi sử dụng lọc máu bên ngoài, họ đã đưa chất chống đông và nhiều thứ khác trong quá trình lọc có thể dẫn đến nguy cơ sốc, chảy máu… Mặt khác, không phải ai cũng cần phải lọc hết các chất trong cơ thể. Chẳng hạn như Lipd, cũng có những mỡ tốt, không phải tất cả mỡ đều là mỡ xấu. Mỡ tốt có tác dụng làm tăng trương lực thành mạch, làm cho thành mạch chúng ta chun giãn, chắc khỏe hơn”, BS Mạnh cho biết.

Theo BS Mạnh những chiêu trò quảng cáo lọc máu đang được áp dụng như quảng cáo một dịch vụ làm đẹp hay phương pháp chăm sóc sức khoẻ dự phòng.

“Do đó với những người nhẹ dạ cả tin, những người khoẻ mạnh, khi nghe những cơ sở “nổ” như vậy, họ dễ nghe theo với suy nghĩ giúp cơ thể đẹp hơn, khoẻ hơn”, BS Mạnh nói.

Muốn khỏe hãy chăm sóc 2 “nhà máy” lọc máu tự nhiên

Do đó, BS Mạnh khuyên, với trường hợp muốn mình khỏe hơn, trẻ hơn thì hãy sử dụng chính 2 nhà máy tự nhiên của cơ thể là lá gan và 2 quả thận. Bằng cách sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, không thuốc lá, không rượu bia, vận động thể dục thể thao đều đặn, khi đó cơ thể sẽ rắn chắc khỏe mạnh, 2 “nhà máy” sẽ hoạt động trơn tru hơn.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), cho hay cũng từng được bệnh nhân chia sẻ về việc đã đi lọc máu để loại bỏ máu xấu, ngăn ngừa các bệnh.

"Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định rất thận trọng bởi có thể dẫn đến các biến chứng kèm theo. Thường chỉ định đối với người bệnh có chỉ số mỡ máu rất cao, điều trị bằng thuốc không cải thiện, buộc phải lọc máu để đưa chỉ số máu về ngưỡng bình thường. Hoặc người bệnh có chỉ số máu cao kèm theo viêm tụy”, BS Hoàng cho biết.

Do đó, nếu lạm dụng lọc máu để phòng ngừa đột quỵ, rất nhiều rủi ro có thể xảy ra và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bác sĩ Hoàng cho biết, nếu không phải cơ sở y tế chuyên sâu thì khó có thể có đủ phương tiện và nhân lực để cấp cứu, cuối cùng người chịu thiệt vẫn là bệnh nhân. Do đó chúng ta không nên nghe theo những lời quảng cáo không có cơ sở.

Chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng

Bức xúc trước những quảng cáo “nổ” về lọc máu chữa được nhiều căn bệnh khác nhau, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội đã đăng tải bài viết lên trang cá nhân facebook của mình với nội dung: “Nếu chỉ cần 2-3 tiếng với chi phí chưa đến chục triệu mà phòng ngừa được đột quỵ, hết cả mỡ máu, tiểu đường... thì chắc bác sĩ tim mạch như tôi thất nghiệp”.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, một phương pháp thực sự hiệu quả sẽ được đưa vào hướng dẫn của các hội chuyên ngành nhưng cho đến thời điểm này chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng.

Lọc máu chỉ được chỉ định khi cần điều trị, nghĩa là khi đã được chẩn đoán xác định là có bệnh thực sự. Đây là phương pháp rất hiệu quả cứu sống nhiều bệnh nhân như suy thận, suy tim, nhiễm khuẩn nặng, viêm tuỵ cấp...

“Nếu các bạn đi sang nước ngoài để thanh lọc cơ thể cũng nên đặt câu hỏi nước sở tại có chi trả bảo hiểm cho phương pháp dự phòng này không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy nên không mất tiền bạc và công sức cho việc thực hiện một thủ thuật "xâm lấn" mà hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết trên trang cá nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang: Một bệnh nhân phải lọc máu
Vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang: Một bệnh nhân phải lọc máu

VOV.VN - Liên quan đến vụ 2 nạn nhân ở Tiền Giang tử vong sau khi uống sữa, 1 bệnh nhân khác được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị, bệnh viện cho biết, một người vẫn đang trong tình trạng hôn mê, nghi ngộ độc cấp.

Vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang: Một bệnh nhân phải lọc máu

Vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang: Một bệnh nhân phải lọc máu

VOV.VN - Liên quan đến vụ 2 nạn nhân ở Tiền Giang tử vong sau khi uống sữa, 1 bệnh nhân khác được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị, bệnh viện cho biết, một người vẫn đang trong tình trạng hôn mê, nghi ngộ độc cấp.

Máy lọc máu tiếp tục hỏng, bệnh nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng
Máy lọc máu tiếp tục hỏng, bệnh nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

VOV.VN - Nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo phản ánh, hàng loạt máy lọc máu của Bệnh viện Bà Rịa bị hư hỏng khiến người bệnh chạy thận từ ca 3 tăng lên ca 5. Bệnh nhân lo lắng, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc.

Máy lọc máu tiếp tục hỏng, bệnh nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

Máy lọc máu tiếp tục hỏng, bệnh nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

VOV.VN - Nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo phản ánh, hàng loạt máy lọc máu của Bệnh viện Bà Rịa bị hư hỏng khiến người bệnh chạy thận từ ca 3 tăng lên ca 5. Bệnh nhân lo lắng, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc.

Hàng loạt máy bị hư, bệnh viện Bà Rịa quá tải lọc máu cho bệnh nhân
Hàng loạt máy bị hư, bệnh viện Bà Rịa quá tải lọc máu cho bệnh nhân

VOV.VN - Ngày 1/11, nhiều máy lọc máu tại Khoa Lọc máu, Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bị hư hỏng và đến hôm nay (8/11) vẫn chưa được sửa chữa hay thay thế máy mới. Hiện khoa này đang phải tăng ca lọc máu cho người bệnh từ 3 ca/ngày tăng lên 5 ca/ngày, quá tải, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khám chữa bệnh

Hàng loạt máy bị hư, bệnh viện Bà Rịa quá tải lọc máu cho bệnh nhân

Hàng loạt máy bị hư, bệnh viện Bà Rịa quá tải lọc máu cho bệnh nhân

VOV.VN - Ngày 1/11, nhiều máy lọc máu tại Khoa Lọc máu, Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bị hư hỏng và đến hôm nay (8/11) vẫn chưa được sửa chữa hay thay thế máy mới. Hiện khoa này đang phải tăng ca lọc máu cho người bệnh từ 3 ca/ngày tăng lên 5 ca/ngày, quá tải, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khám chữa bệnh