Công nhân lương 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận nhà xã hội tại Hà Nội?

VOV.VN - Đối thoại với công nhân lao động, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi. Thành phố đang rất quyết liệt nhưng việc này cần có thời gian nhất định, kế hoạch và lộ trình cụ thể”

Chiều 18/5, tai Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng đoàn công tác thành phố  gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô.

Hội nghị do UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2023; đồng thời cũng là hoạt động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tham dự hội nghị có gần 1.000 công nhân lao động (CNLĐ).

Thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng

Báo cáo về tình hình quan hệ lao động, đời sống, việc làm ông Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, Hà Nội có trên 250.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,5 triệu lao động.

Năm 2022, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm của phần lớn công nhân lao động tiếp tục gặp những khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp, người lao động và cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở; tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp những tháng đầu năm 2023 đã có nhiều khởi sắc.

Về tiền lương, năm 2022, tiền lương bình quân chung của người lao động trên địa bàn Thành phố tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng/tháng. Riêng quý I năm 2023, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng.

Người lao động, với mức thu nhập như trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, do tình hình lạm phát, người lao động phải chịu nhiều chi phí, như: Thuê nhà trọ, gửi trẻ, giá hàng hóa tiêu dùng tăng cao... và còn khó khăn hơn đối với công nhân lao động đang làm việc ở trong các Khu công nghiệp và chế xuất.

Về vấn đề đề nhà ở cho công nhân lao động, hiện nay, Thành phố có 3 Khu công nghiệp là: Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có dự án nhà ở đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của công nhân lao động. Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân; do vậy khoảng trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao,...

Ngoài ra, các công trình phúc lợi công cộng như trường mầm non công lập còn thiếu nhiều; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ công nhân lao động ở các Khu công nghiệp tập trung hầu như chưa có. Đặc biệt, khối trường phổ thông trung học còn thiếu, cùng với đó là cơ chế chỉ học sinh có hộ khẩu ở Hà Nội mới đủ điều kiện được đăng ký thi vào trường phổ thông trung học công lập, điều đó đã gây bức xúc, khó khăn hơn cho người lao động nhập cư khi phải cho con học trường phổ thông trung học dân lập với chi phí học tốn kém, chưa phù hợp mức thu nhập của công nhân lao động.

Về chính sách lao động, việc làm và bảo hiểm xã hội, hiện số người tham gia bảo hiểm xã hội của Thành phố là 2.218.675 người; tăng 160.898 người, tăng 7,8% so với năm 2022; trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm 40,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội tăng cao, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ì, nợ đóng, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động: Tính đến hết tháng 4/2023, tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội toàn Thành phố là 9,13% so với số phải thu, tương ứng 5.191,9 tỷ đồng, ảnh hưởng đến 512.696 người lao động; trong đó: Riêng nợ của các đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể chiếm 34,6% tổng số tiền nợ.

Tại hội nghị công nhân lao động thành phố đã có những kiến nghị trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo Thành phố về các vấn đề đời sống dân sinh của người lao động như: về chính sách nhà ở xã hội dành cho CNLĐ., chính sách tiền lương, chế độ, nâng cấp hệ thống chiếu sáng, giao thông, giải quyết úng ngập, việc chậm đóng bảo hiểm của chủ doanh nghiệp, các vấn đề giáo dục.

Trả lời vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân, ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, đây là vấn đề được Trung ương, Thành phố, Thành ủy, các cấp, ngành vô cùng quan tâm. Trong những năm qua, UBND Thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ triển khai kế hoạch này. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, Thành phố cũng đã có nhiều kế hoạch triển khai phát triển nhà ở cho công nhân.

Trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục rà soát, dành ra quỹ đất để tiếp tục phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; rà soát điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố đến năm 2030 đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Trong thời gian tới, Thành phố sẽ dần đáp ứng được nhu cầu của người lao động, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp.

Sẽ có chính sách riêng để công nhân  lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội

Đối thoại với công nhân lao động, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ghi nhận những góp ý, kiến nghị rất xác đáng của công nhân lao động. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định sự đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân lao động trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô. Đặc biệt, trong những năm gần đây Thành phố đối diện với nhiều khó khăn thách thức.

Chủ tịch UBND thành phố, cơ bản đồng tình và đánh giá cao những giải đáp của các sở, ngành đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền. "UBND Thành phố sẽ có chỉ đạo và giao các đơn vị xử lý kịp thời; những vấn đề không thuộc thẩm quyền, UBND Thành phố sẽ báo cáo Trung ương, các bộ, ngành, cơ quan chức năng".

Làm rõ một số vấn đề công nhân lao động quan tâm, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Sỹ Thanh nêu quan điểm phát triển của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, theo hướng mở rộng, công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ cao. Thành phố sẽ có chính sách để phát huy lợi thế trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, đặc biệt là chú trọng vào các trường nghề, đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng xu thế phát triển.

“Thành phố sẽ có những chính sách cụ thể, rõ ràng về phát triển công nghiệp, công nhân, nhân lực chất lượng cao sau khi Luật Thủ đô tới đây được ban hành, Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được điều chỉnh”, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

Về vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, Thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch, chương trình 1 triệu nhà ở xã hội cho người lao động.

“Thành phố mong muốn cuối năm 2023 và 2024 tập trung khởi công một số khu nhà. Làm đồng bộ, tập trung, quan tâm đến việc công nhân có thể tiếp cận được không dựa trên khoảng cách địa lý. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi. Thành phố đang rất quyết liệt nhưng việc này cần có thời gian nhất định, kế hoạch và lộ trình cụ thể”, ông Thanh nói.

Đối với chính sách tiền lương, chế độ, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết hiện nay chúng ta đã có cơ chế xây dựng chính sách tiền lương tương đối cụ thể, bảo vệ tối đa nhất có thể quyền lợi của người lao động, đảm bảo tính hấp dẫn tối thiểu nhà đầu tư đến Việt Nam, kể cả nhà đầu tư trong nước.

Nhà nước đã luôn luôn quan tâm chỉ đạo đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Về những vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính tỏng lĩnh vực bảo hiểm, tư pháp… ông Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành phố đang có những giải pháp quyết liệt, giảm thiểu việc anh chị em công nhân không phải đến cơ quan hành chính, cố gắng rút ngắn thời gian thực hiện hành chính công; tháng 7 này, UBND Thành phố sẽ trình HĐND xây dựng đề án miễn giảm tất cả chi phí cơ bản phí nộp thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Thành phố với điều kiện làm trực tuyến. Để công nhân lao động dành thời gian nhiều hơn cho lao động sản xuất, tăng năng suất, có thời gian nghỉ ngơi, giảm tối đa rủi ro.

Đối với những kiến nghị về khám chữa bệnh, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định sẽ cùng các sở ngành tổ chức nhiều kênh, nhiều hình thức để công nhân có cơ hội khám chữa bệnh tại bệnh viện công vào những ngày thuận lợi cho công nhân. Về vấn đề giáo dục cho con em công nhân lao động, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, cần có lộ trình, phương pháp tiếp cận để công bằng và hài hòa.  UBND Thành phố sớm hoàn thành đề án nghiên cứu định mức đơn giá tối thiểu trong giáo dục và y tế, trước mắt là giáo dục… đảm bảo quyền lợi hài hòa cho các em học sinh, con em công nhân lao động…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà ở xã hội - ước mơ an cư vẫn là bài toán khó với công nhân
Nhà ở xã hội - ước mơ an cư vẫn là bài toán khó với công nhân

VOV.VN - Nhiều công nhân chia sẻ, với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng thì rất khó có thể mua được nhà ở xã hội. Cùng với đó, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ mua nhà của Nhà nước rất khó khăn, mức lãi suất vay ưu đãi lên tới hơn 8% là không kham nổi.

Nhà ở xã hội - ước mơ an cư vẫn là bài toán khó với công nhân

Nhà ở xã hội - ước mơ an cư vẫn là bài toán khó với công nhân

VOV.VN - Nhiều công nhân chia sẻ, với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng thì rất khó có thể mua được nhà ở xã hội. Cùng với đó, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ mua nhà của Nhà nước rất khó khăn, mức lãi suất vay ưu đãi lên tới hơn 8% là không kham nổi.

Xếp hàng từ nửa đêm mua nhà ở xã hội
Xếp hàng từ nửa đêm mua nhà ở xã hội

VOV.VN - Hàng trăm khách hàng xếp hàng từ nửa đêm tại văn phòng bán hàng dự án The Ori Garden để nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội với mong muốn tìm được một căn hộ ưng ý và phù hợp tài chính.

Xếp hàng từ nửa đêm mua nhà ở xã hội

Xếp hàng từ nửa đêm mua nhà ở xã hội

VOV.VN - Hàng trăm khách hàng xếp hàng từ nửa đêm tại văn phòng bán hàng dự án The Ori Garden để nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội với mong muốn tìm được một căn hộ ưng ý và phù hợp tài chính.

Lương 7 triệu hết đời công nhân cũng khó mua được nhà ở xã hội
Lương 7 triệu hết đời công nhân cũng khó mua được nhà ở xã hội

VOV.VN - Ngày 5/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi tiếp xúc cử tri là công nhân, người lao động trên địa bàn quận Bình Tân. Vấn đề được công nhân, người lao động quan tâm đó là vấn đề sửa đổi Luật nhà ở.

Lương 7 triệu hết đời công nhân cũng khó mua được nhà ở xã hội

Lương 7 triệu hết đời công nhân cũng khó mua được nhà ở xã hội

VOV.VN - Ngày 5/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi tiếp xúc cử tri là công nhân, người lao động trên địa bàn quận Bình Tân. Vấn đề được công nhân, người lao động quan tâm đó là vấn đề sửa đổi Luật nhà ở.