Cùng hành động để tạo nền văn hóa không khoan nhượng với bạo lực giới

VOV.VN - Cùng nhau hành động để tạo ra một nền văn hóa không khoan nhượng với bạo lực trên cơ sở giới; xóa bỏ bạo lực từ trong gia đình đến trường học, nơi công cộng, nơi làm việc và trên không gian mạng.

Tạo nền văn hóa không khoan nhượng với bạo lực giới

Phát biểu tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam và các nước khu vực ASEAN sáng 5/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam khẳng định: “Hội thảo là một diễn đàn ý nghĩa để các cơ quan của Việt Nam và các nước ASEAN cùng nhau trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về những thực hành tốt, những kinh nghiệm hay trong xây dựng và triển khai các mô hình phù hợp, hiệu quả để từ đó cùng nhân rộng và đóng góp thiết thực vào việc xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

 “Chúng ta hãy cùng nhau hành động để tạo ra một nền văn hóa không khoan nhượng với bạo lực trên cơ sở giới. Cùng hành động để xóa bỏ bạo lực từ trong gia đình đến trường học, nơi công cộng, nơi làm việc và trên không gian mạng”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.

Còn bà Caroline Nyamayemombe, Quyền Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19, các thảm họa do biến đổi khí hậu và xung đột vũ trang gần đây càng làm gia tăng tỷ lệ bạo lực trên cơ sở giới trên toàn cầu, phủ bóng đen lên cuộc sống của nhiều cá nhân trong xã hội, nhất là phụ nữ và trẻ em gái.

“Vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của các chính phủ mà còn cần tới những nỗ lực, hành động tập thể và các phương pháp tiếp cận sáng tạo, bền vững để thúc đẩy sự thay đổi. Thời gian qua cho thấy Việt Nam cũng như các nước khu vực ASEAN đã quyết tâm giải quyết những thách thức sâu xa do bạo lực trên cơ sở giới đặt ra một cách tổng thể và có hệ thống, hướng đến một xã hội không có bất kỳ hình thức bạo lực nào đối với mọi người”, bà Caroline Nyamayemombe nêu rõ.

Cần tới 42 tỷ USD để ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2030

Theo bà Caroline Nyamayemombe, năm nay, Chiến dịch đoàn kết toàn cầu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư tài chính cho phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới.

Trên toàn cầu, ước tính việc thực hiện các chương trình phòng ngừa và ứng phó nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới ở 132 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2030 sẽ cần tới 42 tỷ USD. Việc đầu tư cho các hoạt động phòng ngừa bạo lực từ sớm không chỉ tốt hơn cho phụ nữ, trẻ em và hộ gia đình, mà còn mang lại những lợi ích bền vững cho nền kinh tế.

Trước thực trạng đó, Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN đã nỗ lực rong thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được những bước tiến tích cực, trong đó có việc triên khai hiệu quả các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới dựa trên bằng chứng.

Hội thảo là cơ hội để Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN chia sẻ, học hỏi chính sách, chiến lược, kinh nghiệm về các mô hình thành công và bài học rút ra từ thực tế, giúp triển khai công tấc này một cách hiệu quả hơn.

Hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đồng tổ chức, nằm trong khuôn khổ Chương trình chung xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do UN Women, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của Chính phủ Australia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường
Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, tệ nạn ma tuý, bạo lực học đường... đã và đang len lỏi vào học đường nên ngành giáo dục và chính quyền địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, bảo đảm môi trường giáo dục được an toàn.

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, tệ nạn ma tuý, bạo lực học đường... đã và đang len lỏi vào học đường nên ngành giáo dục và chính quyền địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, bảo đảm môi trường giáo dục được an toàn.

Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình
Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình

VOV.VN - Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình. Thông tin này được nêu ra tại Lễ phát động "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023" do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (14/11).

Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình

Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình

VOV.VN - Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình. Thông tin này được nêu ra tại Lễ phát động "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023" do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (14/11).

Thay đổi nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ở miền núi A Lưới
Thay đổi nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ở miền núi A Lưới

VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đến với cộng đồng, hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc, no đủ.

Thay đổi nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ở miền núi A Lưới

Thay đổi nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ở miền núi A Lưới

VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đến với cộng đồng, hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc, no đủ.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh
Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?
Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường
Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.