Cuộc sống của người dân ở dự án treo suốt 23 năm tại trung tâm TP.HCM

VOV.VN - Chủ trương đầu tư dự án, giải tỏa và di dời khu dân cư tại khu Mả Lạng (phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1) kéo dài hơn 20 năm qua khiến cuộc sống của người dân tại đây vốn đã khó còn gặp nhiều khó khăn hơn. Họ phải sống trong điều kiện vật chất không đầy đủ và luôn lo lắng không biết mình sẽ phải đi đâu, về đâu.

Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh còn được gọi là khu Mả Lạng có diện tích 6,8 ha thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Cư dân tại đây chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ, lao động tự do, công nhân, nên đa số có thu nhập thấp. Với số tiền kiếm được ít ỏi, người dân phải cố gắng tằn tiện mới đủ chi tiêu qua ngày.

23 năm qua, khi thành phố có chủ trương giải tỏa, di dời khu vực này, cư dân thường sống trong lo lắng, bất an. Ngay cả khi may mắn được nhà nước cấp chỗ ở mới, họ vẫn e ngại vì không biết mình sẽ đi về đâu, làm gì, chỗ ở mới có việc làm không. Mới đây, khi nghe tin khu Mả Lạng không còn nằm trong diện giải tỏa, mọi người đều tỏ ra phấn khởi.

Một cư dân sống lâu năm tại đây cho biết: “Nhiều người rất vui vì thứ nhất họ nghĩ mình sống ở đây lâu nên đã quen rồi, thứ hai nếu giải tỏa thì họ sẽ không có khả năng mua nhà thì họ lại càng khổ. Bởi vậy, nhiều người sau khi nghe thì cũng mừng lắm, không giải tỏa thì quá tốt”.

Trong 23 năm qua, từ khi thành phố có chủ trương quy hoạch khu, nhiều căn nhà trong khu vực này bị dột nát, hỏng hóc, xuống cấp qua từng năm. Tuy nhiên, khi những hộ gia đình xin sửa chữa, xây lại nhà thì không được sự đồng ý của chính quyền do không được làm thay đổi kết cấu của căn nhà, chỉ có thể đắp vá tạm thời một số điểm.

Anh Trần Văn Chí (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại khu tứ giác Mã Lạng cho biết, có lúc anh cần vốn làm ăn, tài sản chỉ có một căn nhà để thế chấp vay ngân hàng nhưng không vay được do nhà anh nằm trong khu vực quy hoạch. Trong khi bán hay sang nhượng lại cũng không xong. Đến nay, khi biết tin kế hoạch thu hồi đất tại khu vực bị hủy bỏ, anh Chí rất vui mừng. Anh hy vọng sau khi dự án quy hoạch treo được gỡ bỏ, chính quyền sẽ cấp phép sửa chữa, xây dựng nhà cho người dân.

“An cư mới lạc nghiệp được chứ sống trong thấp thỏm, lo sợ hoài, vì cứ hôm nay hô giải tỏa, mai hô giải tỏa thì đâu an cư lạc nghiệp được mà nhà mục hết trơn. Bởi vậy, nhà nước cần có hướng nào đó giải quyết cho dân sau khi hủy dự án đó thì cần có phương án nào để cho dân ổn định như cho cấp phép, sửa nhà để cho dân có hướng sửa chữa, buôn bán hoặc là có cho thế chấp để còn làm ăn chứ để treo vậy mãi mấy chục năm rồi”, anh Chí nói.

Khu vực tứ giác Mả Lạng có nhiều con hẻm nhỏ bé, chật hẹp với chiều rộng chưa đến 1 mét gây khó khăn khi đi lại, nhiều nơi chỉ đủ một chiếc xe máy len qua, trong nhà không có ánh sáng mặt trời. Trong các con hẻm tối tăm chật hẹp là những căn nhà cũ kỹ, dột nát với diện tích ban đầu chỉ 15m2. Cuộc sống khó khăn, gia đình đông con khiến chủ nhà phải chia đất ra làm 2,3,4 phần để cho gia đình các con ở.

Trước năm 1975, khu vực Mả Lạng vốn là một nghĩa trang. Đến năm 1979, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Võ Văn Kiệt quyết định di dời mồ mả nằm rải rác tại đây, sau đó đưa một số người lang thang về sống. Tại đây, những người vô gia cư đã dựng nên những căn nhà chật chội, vách bằng cót ép, lợp tôn.

Năm 2000, thành phố có chủ trương giải tỏa khu đất nhằm chỉnh trang đô thị và giao Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn triển khai nhưng không thành công. Sau đó vào năm 2007, dự án chỉnh trang Khu Mả Lạng được chuyển giao cho Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư để xây khu phức hợp gồm nhiều khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại.

Để thực hiện dự án, sẽ phải giải toả trắng hơn 1.424 căn nhà. Theo kế hoạch, công tác di dời, bố trí tái định cư cho người dân Khu Mả Lạng bắt đầu từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý. Đến năm 2022, các sở, ngành TP.HCM được giao xem xét, chấm dứt dự án.

Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và UBND Quận 1 khẩn trương thực hiện kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM về việc thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư dự án tại khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi người dân vùng dự án treo
Cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi người dân vùng dự án treo

VOV.VN - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo”, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.

Cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi người dân vùng dự án treo

Cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi người dân vùng dự án treo

VOV.VN - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo”, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.

“Chết mòn” trong quy hoạch, dự án treo
“Chết mòn” trong quy hoạch, dự án treo

VOV.VN - Những năm gần đây, các tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hoá được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những nhà đầu tư chiến lược, dự án tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội địa phương, thì vẫn còn nhiều nhà đầu tư vẽ vời dự án, rồi ôm đất – “hành dân, làm nghèo đất nước”.

“Chết mòn” trong quy hoạch, dự án treo

“Chết mòn” trong quy hoạch, dự án treo

VOV.VN - Những năm gần đây, các tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hoá được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những nhà đầu tư chiến lược, dự án tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội địa phương, thì vẫn còn nhiều nhà đầu tư vẽ vời dự án, rồi ôm đất – “hành dân, làm nghèo đất nước”.

Dự án nghìn tỷ bị “treo” giữa Hà Nội, dân nhảy vào trồng rau
Dự án nghìn tỷ bị “treo” giữa Hà Nội, dân nhảy vào trồng rau

VOV.VN - Khu đô thị Trũng Kênh, cạnh trụ sở UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội, có tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều năm và đang được người dân tận dụng trồng rau và đổ rác thải.

Dự án nghìn tỷ bị “treo” giữa Hà Nội, dân nhảy vào trồng rau

Dự án nghìn tỷ bị “treo” giữa Hà Nội, dân nhảy vào trồng rau

VOV.VN - Khu đô thị Trũng Kênh, cạnh trụ sở UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội, có tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều năm và đang được người dân tận dụng trồng rau và đổ rác thải.