Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về phòng, chống sự cố dầu khí

VOV.VN - Chiều nay (25/10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tham gia ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) cho biết, dự thảo quy định hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến lợi ích của quốc gia là lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí vào hoạt động dầu khí để làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rõ thêm vào khoản này quy định không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng và ô nhiễm môi trường để đảm bảo việc ổn định trật tự xã hội khi tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí.

“Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định về phòng, chống sự cố dầu khí, bởi sự cố dầu khí khi xảy ra thường là rất nghiêm trọng, để xử lý cần phải có sự tham gia của nhiều bên, những kỹ thuật và chuyên môn đặc thù. Kế hoạch ứng phó sự cố dầu khí là một nội dung quan trọng trong hoạt động dầu khí.

Thực tế trong các vụ cháy nổ, giàn khoan, kho chứa, sự cố tràn dầu trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của chế định về phòng ngừa, xử lý sự cố tràn dầu trong hệ thống chính sách về dầu khí. Phòng, chống rủi ro luôn là một công tác đặc biệt quan trọng trong hoạt động dầu khí của các doanh nghiệp và cả cấp quốc gia, tuy nhiên dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) không có điều khoản quy định về sự cố dầu khí mà chỉ nêu một số quy định yêu cầu về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố nói chung hoặc là sự cố về môi trường”, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy, hiện tại các quy định về sự cố tràn dầu được quy định rải rác tại các văn bản như Quyết định số 12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, quy định về sự cố cháy, nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí được thực hiện theo Nghị định số 35/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Từ những lý do trên, việc bổ sung quy định về phòng, chống sự cố dầu khí vào dự thảo để đảm bảo chế định này là hợp lý, làm cơ sở cho quy định cụ thể ở các văn bản dưới luật.

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) đề nghị cần bổ sung quy định nguyên tắc tổ chức, cá nhân tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí phải tuân thủ quy định về quốc phòng an ninh, an toàn sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước thống nhất với đề xuất về việc bổ sung vào dự thảo quy định về chính sách đặc thù đối với khai thác tận thu dầu khí theo hướng doanh nghiệp khai thác được thực hiện tính toán trực tiếp chênh lệch thu chi trong hoạt động khai thác, không phải nộp trước thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí và sau khi hợp đồng này kết thúc, giao cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam được tiếp quản quản lý, sử dụng tài sản công là các tài sản, công trình dầu khí đã được lắp đặt, đầu tư và khai thác.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần có những nội dung quy định điều chỉnh đối với các vấn đề như vận chuyển, chiết xuất, chế biến, lọc hóa dầu để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động nêu trên.

Hoạt động dầu khí đóng góp rất quan trọng trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế đất nước do vậy, đại biểu Trần Thị Thu Phước nêu rõ, trong các quy định về hợp đồng lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng hợp đồng dầu khí, thẩm định và phê duyệt các chương trình, báo cáo, kế hoạch tìm kiếm khai thác dầu khí của các hoạt động này thì cũng nên cần bổ sung các cơ chế kiểm soát, đánh giá thận trọng hơn đối với tác động về quốc phòng, an ninh cho thật chặt chẽ.

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) nhấn mạnh, hoạt động dầu khí có tính chất đặc thù, có tính rủi ro cao, do tại thời điểm ký kết hợp đồng chưa thể lường hết được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí và khai thác dầu khí. Do vậy, đại biểu cho rằng các quy định điều chỉnh liên quan đến mỏ dầu khí tận thu và các quy định về chính sách ưu đãi trong lĩnh vực dầu khí nói chung và mỏ dầu khí khai thác tận thu thu nói riêng là một điểm quan trọng đột phá của dự thảo Luật lần này. 

Thời điểm hiện nay, một số mỏ dầu khí, các lô dầu khí sản lượng đã giảm hoặc hết hạn hợp đồng hoặc nhà cầu chấm dứt hợp đồng sớm dẫn đến việc suy giảm về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định cụ thể về hoạt động này nên việc triển khai các dự án để tận thu nguồn tài nguyên quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, các cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư không còn thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đại biểu cho rằng, đây chính là rào cản cho các đối tác muốn đầu tư vào hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Vì vậy, để có thể tiếp tục hoạt động khai thác, tận thu mỏ dầu khí, thực sự nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đối với việc khai thác các mỏ này, đại biểu Hùng cho rằng, cần có quy định thật cụ thể để luật hóa các chính sách khai thác tận thu đặc thù, phân biệt với cơ chế phân chia sản phẩm và nguyên tắc thu hồi chi phí của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu quy định chi tiết chính sách này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị xử lý trách nhiệm khi đơn vị kinh doanh làm lộ thông tin người tiêu dùng
Đề nghị xử lý trách nhiệm khi đơn vị kinh doanh làm lộ thông tin người tiêu dùng

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung xử lý trách nhiệm, hoặc trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi “thông tin người tiêu dùng bị lộ”. Đồng thời, bổ sung hành vi mua, bán thông tin người tiêu dùng.

Đề nghị xử lý trách nhiệm khi đơn vị kinh doanh làm lộ thông tin người tiêu dùng

Đề nghị xử lý trách nhiệm khi đơn vị kinh doanh làm lộ thông tin người tiêu dùng

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung xử lý trách nhiệm, hoặc trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi “thông tin người tiêu dùng bị lộ”. Đồng thời, bổ sung hành vi mua, bán thông tin người tiêu dùng.

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật

VOV.VN - Người tiêu dùng đã thích ứng và hào hứng với các kênh mua sắm online và mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Nhưng tặc lưỡi bỏ chấp nhận chịu rủi ro thay vì khiếu nại cũng là tâm lý thông thường của người tiêu dùng khi mua hàng trên không gian mạng.

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật

VOV.VN - Người tiêu dùng đã thích ứng và hào hứng với các kênh mua sắm online và mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Nhưng tặc lưỡi bỏ chấp nhận chịu rủi ro thay vì khiếu nại cũng là tâm lý thông thường của người tiêu dùng khi mua hàng trên không gian mạng.

Dự án Khu đô thị Hà Nam: Nhiều dấu hiệu huy động vốn khi không đủ điều kiện
Dự án Khu đô thị Hà Nam: Nhiều dấu hiệu huy động vốn khi không đủ điều kiện

VOV.VN - Dự án Khu đô thị Hà Nam mới được khởi công, hiện đang trong quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tuy nhiên, thông tin rao bán các sản phẩm bất động sản trong dự án đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và website mua bán.

Dự án Khu đô thị Hà Nam: Nhiều dấu hiệu huy động vốn khi không đủ điều kiện

Dự án Khu đô thị Hà Nam: Nhiều dấu hiệu huy động vốn khi không đủ điều kiện

VOV.VN - Dự án Khu đô thị Hà Nam mới được khởi công, hiện đang trong quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tuy nhiên, thông tin rao bán các sản phẩm bất động sản trong dự án đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và website mua bán.

Liên bộ Tài chính – Công Thương còn phối hợp lỏng lẻo khi điều hành xăng dầu
Liên bộ Tài chính – Công Thương còn phối hợp lỏng lẻo khi điều hành xăng dầu

VOV.VN - Mặc dù Bộ Công Thương đã 4 lần đề nghị Bộ Tài chính xử lý vấn đề chi phí nhưng phối hợp chậm, để đến khi tình hình bùng lên quá căng Bộ Tài chính mới đồng ý tăng chi phí vận chuyển xăng dầu, định mức premium cho các DN.

Liên bộ Tài chính – Công Thương còn phối hợp lỏng lẻo khi điều hành xăng dầu

Liên bộ Tài chính – Công Thương còn phối hợp lỏng lẻo khi điều hành xăng dầu

VOV.VN - Mặc dù Bộ Công Thương đã 4 lần đề nghị Bộ Tài chính xử lý vấn đề chi phí nhưng phối hợp chậm, để đến khi tình hình bùng lên quá căng Bộ Tài chính mới đồng ý tăng chi phí vận chuyển xăng dầu, định mức premium cho các DN.

Chủ tịch TP.HCM: “Điều hành xăng dầu phải không tạo cú sốc khi điều chỉnh giá"
Chủ tịch TP.HCM: “Điều hành xăng dầu phải không tạo cú sốc khi điều chỉnh giá"

VOV.VN - Về lo lắng của cử tri TP.HCM trước tình hình xăng dầu hiện nay, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đã kiến nghị với Trung ương để công tác điều hành giá không gây ra cú sốc.

Chủ tịch TP.HCM: “Điều hành xăng dầu phải không tạo cú sốc khi điều chỉnh giá"

Chủ tịch TP.HCM: “Điều hành xăng dầu phải không tạo cú sốc khi điều chỉnh giá"

VOV.VN - Về lo lắng của cử tri TP.HCM trước tình hình xăng dầu hiện nay, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đã kiến nghị với Trung ương để công tác điều hành giá không gây ra cú sốc.