Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đài Tiếng Nói Việt Nam

VOV.VN -Đại tướng bảo: “Đài Tiếng Nói Việt Nam trong chiến tranh là một binh chủng hợp thành làm nên chiến thắng, rất vẻ vang”.

Một ngày cuối thu, đầu đông năm 1999, tôi đến số nhà 30, dường Hoàng Diệu gặp Đại tá Nguyễn Huyên - Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mời Đại tướng viết bài về Đài Tiếng Nói Việt Nam nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Đài Phát thanh Quốc gia và cũng là năm kết thúc thế kỷ XX.

Mấy ngày sau, tôi nhận được tin của Đại tá Nguyễn Huyên là Đại tướng nhận lời ngay và bảo: “Đài Tiếng Nói Việt Nam trong chiến tranh là một binh chủng hợp thành làm nên chiến thắng, rất vẻ vang”.

Hơn chục ngày sau, tôi nhận được bài “Ký ức về Đài Tiếng Nói Việt Nam” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.


Đoàn nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/2000)

Đại tướng viết: “Nhớ lại ngày ấy, cách mạng vừa thành công trong cả nước, Bác Hồ từ Tân Trào vừa về tới Hà Nội. Người đã nghĩ ngay tới việc giới thiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quốc dân, đồng bào và thế giới… Người chỉ thị cho Bộ Nội vụ và Bộ Tuyên truyền phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là cần xây dựng ngay Đài phát thanh Quốc gia”.

11h30’ ngày 7/9/1945 trên bầu trời Việt, lần đầu tiên vang lên lời xướng đỉnh đạc, tươi mới :”Đây là Tiếng Nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Tiếp đến là Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhật lệnh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng kêu gọi toàn dân đoàn kết giúp đỡ, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, quân đội cách mạng.

20h ngày 19/12/1946, nhận rõ vai trò và tác dụng của làn sóng Đài Phát thanh Quốc gia, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã thông báo cho lực lượng vũ trang là khi nghe trên Đài Tiếng Nói Việt Nam phát thanh viên đọc : “Tiếng súng đại bác đã nổ ở Hà Nội. Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bắt đầu”, đấy là mệnh lệnh tiến công.

11h ngày 2/9/1947, kỷ niệm Quốc khánh lần thứ ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cưỡi ngựa đến thăm Đài Tiếng Nói Việt Nam tại chiến khu Bắc Kạn. Tại đây, Tổng tư lệnh đã trực tiếp đọc nhật lệnh truyền đến đồng bào, chiến sỹ cả nước và thế giới.

Trong chiến dịch Biên giới (1950), Đài Tiếng Nói Việt Nam cử hai người tham gia. Một là ông Nguyễn Cung, thợ kỹ thuật cốt cán, hai là phóng viên chủ lực Nguyễn Văn Nhất.

Ông Nguyễn Cung kể lại: “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của chiến dịch khi biết rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy kiêm Chính ủy. Và đặc biệt Bác Hồ cùng đi chiến dịch”.

Ông Nguyễn Cung là thành viên chủ chốt trong đội quân vô tuyến điện của ông Hoàng Đạo Thúy, mang mật danh là “Đại đội 3”.

Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là giữ liên lạc thông suốt, truyền mệnh lệnh chiến đấu tức khắc, an toàn giữa Bộ chỉ huy chiến dịch và chỉ huy các đơn vị. Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, phiên liên lạc đầu tiên của Đại tướng vô cùng quan trọng. Ông Cung và ông Thúy hồi hộp khi Đại tướng đến “Đại đội 3”.

Đại tướng hỏi thăm tình hình sức khỏe của từng chiến sỹ rồi đề nghị được liên lạc với đồng chí Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308. Phiên liên lạc suôn sẻ, tốt đẹp. Đại tướng xiết chặt tay từng người, nhắc đi nhắc lại: “Liên lạc là huyết mạch của cuộc chiến đấu. Các đồng chí phải làm thật tốt”.

Phóng viên chiến trường Nguyễn Văn Nhất đi chiến dịch với tư cách là phái viên đặc biệt của Đài Tiếng Nói Việt Nam bên cạnh Bộ chỉ huy chiến dịch. Tin bài được duyệt tại chỗ. Một số bình luận quan trọng được Đại tướng duyệt trước khi phát sóng.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), một lần nữa phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam Nguyễn Văn Nhất được tham gia trong bộ phận báo chí tiền phương với ba bộ phận chủ chốt là Báo Quân đội Nhân dân xuất bản ngay tại chỗ, Đài Tiếng Nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam phát tin tức, bình luận nhanh nhất đến đồng bào chiến sỹ cả nước.

Lúc này Đài Tiếng Nói Việt Nam đóng ở Bó Lù, Bắc Kạn. Tổng biên tập Trần Lâm thường xuyên nhắc nhở: Hễ có bình luận của Chính Nghĩa từ Bộ Tư lệnh tiền phương điện về là phải bố trí lực lượng bảo đảm phát thanh viên đọc rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát, không sai một chữ, một dấu phẩy, dấu chấm.

Về sau mới biết, đó là những bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu. Những bài bình luận mang bút danh Chính Nghĩa phát trên Đài Tiếng Nói Việt Nam được Bộ chỉ huy chiến dịch duyệt. Có bài do đích danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết. Có bài do nhà báo Nguyễn Văn Nhất viết, được Đại tướng sửa và duyệt.

Trước khi phát sóng, Bộ Chỉ huy điện cho toàn quân trên chiến trường Đông Dương đón nghe để biết ý đồ chỉ đạo, phối hợp với chiến trường chính. Mỗi lần có bài bình luận của Chính Nghĩa vang lên trên làn sóng Đài Phát thanh Quốc gia đều thu hút thính giả trong và ngoài quân đội.

Ông Lê Quý - nguyên Phó Tổng biên tập Đài Tiếng Nói Việt Nam có lần kể lại, sau năm 1954 có nhiều người đến 58 Quán Sứ, Hà Nội xin gặp nhà báo, nhà bình luận Chính Nghĩa.

Năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, trước sảnh lớn Hội trường Ba Đình có trưng bày sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ thu hút sự chú ý của đại biểu, khách mời quốc tế cùng giới báo chí trong và ngoài nước.

Rất may cho tôi, trong giờ giải lao đang phỏng vấn đại biểu dự Đại hội Đảng bên sa bàn thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến. Tôi liền phỏng vấn Đại tướng.

Tôi mới hỏi xong câu hỏi đầu tiên thì không cựa được. Bao nhiêu người dồn đến bên sa bàn, nhiều người chen vào cố được đứng cạnh Đại tướng. Tôi cố giữ micro bảo đảm khoảng cách, nhưng vẫn bị các đồng nghiệp chen lấn.

Thấy vậy, Đại tướng bước lên sát mép bàn. Vậy là khoảng trống lộ ra, máy ảnh, máy quay phim thi nhau bấm. Đồng nghiệp được làm việc nên nới rộng khoảng cách cho tôi bấm máy ghi âm. Đại tướng nhìn tôi, thông cảm. Tôi thầm cảm ơn và không bao giờ quên ánh mắt sáng, thông minh mà ấm áp của Đại tướng. Ánh mắt sáng ngời ấy, tôi được may mắn gặp lại vào sáng 25/8/2000.

Số là trước đó tôi gọi điện cho Đại tá Nguyễn Huyên, anh bảo mấy hôm nay bận quá, vì giúp “Anh Văn” tiếp khách. Thì ra, đến năm 2000, tính theo năm Tây, Đại tướng 89 tuổi, nhưng bà con Quảng Bình tính theo tuổi ta là tròn 90 nên tự động ra Hà Nội mừng đại thượng thọ người con ưu tú của quê nhà.

Vậy là đoàn đại biểu của Đài Tiếng Nói Việt Nam do Tổng Giám đốc dẫn đầu có mặt ở số nhà 30, đường Hoàng Diệu vào sáng 25/8/2000. Phòng khách của Đại tướng đã có chục đoàn, trong đó có Thông tấn xã Việt Nam và nhiều nhà báo khác.

Bà Đặng Bích Hà, phu nhân của Đại tướng và Đại tá Nguyễn Huyên tiếp chuyện chúng tôi. Bà Bích Hà nói là sức khỏe “nhà tôi dạo này không được tốt, nhưng vẫn vui vẻ. Hình như được gặp bà con trong quê, được gặp bạn bè, đồng chí, ông ấy khỏe ra.”

Trong bộ quân phục màu trắng nền nã, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước ra, bắt tay từng người. Tất cả chúng tôi đứng dậy. Khi Đại tá Nguyên Huyên giới thiệu đoàn nhà báo Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đại tướng cười vui, rồi nói: “Tôi rất coi trọng Đài Tiếng Nói Việt Nam và theo lệnh của Bác Hồ đã tham gia vào công việc xây dựng đài ngay từ những ngày đầu.”

Sau khi nhận bó hoa tươi thắm của Đài Tiếng Nói Việt Nam kính tặng, Đại tướng cười hồn hậu và nhận lời chụp ảnh chung kỷ niệm, coi đó là quà của Đại tướng.

Trong “Ký ức về Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Còn đọng mãi trong tôi những phút giây lịch sử trưa ngày 30/4/1975, tại Tổng hành dinh, sau khi nhận tin Dương Văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện, tôi chỉ thị cho Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị điện ngay cho Thông tấn xã và Đài Tiếng Nói Việt Nam kịp thời loan tin thắng lợi và viết thông báo chiến thắng.

Chỉ 15 phút sau, Đài đã ngưng buổi phát thanh thường lệ, phát đi, phát lại những dòng tin phấn khởi mà muôn triệu con tim Việt Nam đang đón đợi: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng… Thật là những giây phút không bao giờ quên.”

… Và mãi mãi không bao giờ quên vị Đại tướng của dân, của huyền thoại, vị tướng của dân tộc, của thế kỷ, vị tướng lừng danh làm phía bên kia phải kính nể.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người theo chỉ lệnh của Bác Hồ đã tham gia công việc xây dựng Đài Phát thanh Quốc gia ngay từ những ngày đầu tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà văn Mỹ và những bản dịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhà văn Mỹ và những bản dịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Bà Lady Borton là người dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về hai nhân vật lịch sử, đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Nhà văn Mỹ và những bản dịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhà văn Mỹ và những bản dịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Bà Lady Borton là người dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về hai nhân vật lịch sử, đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

VOV.VN-Thân thế, sự nghiệp, cống hiến và những giá trị tốt đẹp mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại mãi là tài sản vô giá cho dân tộc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

VOV.VN-Thân thế, sự nghiệp, cống hiến và những giá trị tốt đẹp mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại mãi là tài sản vô giá cho dân tộc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình

VOV.VN - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI... được nhiều độc giả quan tâm trong tuần qua.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình

VOV.VN - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI... được nhiều độc giả quan tâm trong tuần qua.

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Nhiều bài viết ca ngợi thiên tài quân sự và tính nhân văn trong con người ông.

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Nhiều bài viết ca ngợi thiên tài quân sự và tính nhân văn trong con người ông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những người cộng sự
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những người cộng sự

VOV.VN -Trong ký ức của những người cộng sự, trợ lý một thời, Đại tướng là tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những người cộng sự

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức những người cộng sự

VOV.VN -Trong ký ức của những người cộng sự, trợ lý một thời, Đại tướng là tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực.

Báo chí Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Báo chí Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Báo chí Pháp tôn vinh ông là “một trong những nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất của Lịch sử thế giới”.

Báo chí Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo chí Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Báo chí Pháp tôn vinh ông là “một trong những nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất của Lịch sử thế giới”.

Cựu binh Điện Biên tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cựu binh Điện Biên tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Những chiến sỹ Điện Biên năm xưa đau đáu niềm thương tiếc khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.

Cựu binh Điện Biên tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cựu binh Điện Biên tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Những chiến sỹ Điện Biên năm xưa đau đáu niềm thương tiếc khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.

Ngôi nhà đầy kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngôi nhà đầy kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Ngôi nhà 30 phố Hoàng Diệu, nơi Đại tướng sống và làm việc, lưu giữ rất nhiều kỷ vật của con người huyền thoại.

Ngôi nhà đầy kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà đầy kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Ngôi nhà 30 phố Hoàng Diệu, nơi Đại tướng sống và làm việc, lưu giữ rất nhiều kỷ vật của con người huyền thoại.

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Các nhà báo gọi ông là “ngọn núi lửa dưới lớp tuyết trắng”.

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Các nhà báo gọi ông là “ngọn núi lửa dưới lớp tuyết trắng”.