Đắk Lắk nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

VOV.VN - Sáng nay (30/12), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

 

Đắk Lắk hiện có gần 500.000 học sinh từ mầm non đến phổ thông, trong đó có hơn 35% là học sinh dân tộc thiểu số. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, ngành giáo dục của tỉnh đã đạt những thành tựu nổi bật. Thành tích học sinh giỏi quốc gia luôn dẫn đầu trong khu vực 10 tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trong các cuộc thi khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã có những dự án đoạt giải nhất và có dự án tham dự kỳ thi ISEP tại Mỹ. Giáo dục vùng dân tộc thiểu số được chú trọng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ văn hóa cho học sinh DTTS. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, ngành giáo dục Đắk Lắk vẫn còn những rào cản lớn trong tiến trình đổi mới, nhất là giáo dục đại trà. Tỷ lệ trường học kiên cố hóa vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi vẫn thiếu và không đồng bộ. Chất lượng giáo dục có sự chênh lệch giữa vùng sâu, vùng xa so với vùng trung tâm…

Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều đại biểu cho rằng: Đắk Lắk cần quan tâm hơn nữa đến học sinh vùng dân tộc thiểu số để thu hẹp khoảng cách về điều kiện học tập giữa các khu vực.

Bà Lê Thị Thảo, Trưởng Phòng THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, nêu ý kiến: "Cần xác định việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chất lượng giáo dục. Chúng ta phải tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách giáo dục dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu số”.

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông lấy giáo viên là trung tâm cũng được nhiều đại biểu nêu ra. Mỗi giáo viên phải tự trau dồi, cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn trong giảng dạy. Đặc biệt là tận dụng công nghệ số để đẩy mạnh chất lượng dạy và học.

Ông Trần Đức Huyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học – Trung học cơ sở - THPT Hoàng Việt, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho rằng: "Chính nhận thức của giáo viên có khả năng tự đào tạo, xây dựng cộng đồng giáo viên. Khi tự đào tạo mình biết mình thiếu gì, mình cần bổ sung gì. AI chính là chìa khóa giáo viên biết dùng trong tất cả các môn mình có thể bổ sung kiến thức, trao đổi thắc mắc, thậm chí mình nhận ra thiếu sót của nó để mình chỉ cho học trò. Việt Nam về AI đang là điểm sáng rất lớn giáo viên cần thấy cơ hội này để biến thành kiến thức tự học.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung phân tích những nguyên nhân, gợi mở nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại Đắk Lắk như: đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường giáo dục STEM và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên…

"Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" của giáo dục phổ thông"

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang đề nghị thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án "2+2", theo đó môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo chuyên gia, Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" trong giáo dục. Nếu không có động lực thì thế hệ trẻ Việt Nam sẽ lại tụt hậu 10-20 năm nữa.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm đến cùng Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018

VOV.VN - Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm nay (13/12) tại TP.HCM, lãnh đạo các đơn vị giáo dục của 63 địa phương trên cả nước đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét tuyển sớm cần đảm bảo giáo dục ĐH không đi ngược lại với giáo dục phổ thông
Xét tuyển sớm cần đảm bảo giáo dục ĐH không đi ngược lại với giáo dục phổ thông

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, khi những học sinh đã trúng tuyển sớm sẽ có tâm lý không học nữa dù chương trình còn chưa kết thúc.

Xét tuyển sớm cần đảm bảo giáo dục ĐH không đi ngược lại với giáo dục phổ thông

Xét tuyển sớm cần đảm bảo giáo dục ĐH không đi ngược lại với giáo dục phổ thông

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, khi những học sinh đã trúng tuyển sớm sẽ có tâm lý không học nữa dù chương trình còn chưa kết thúc.

Chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục phổ thông
Chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục phổ thông

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục phổ thông

Chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục phổ thông

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

"Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" của giáo dục phổ thông"
"Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" của giáo dục phổ thông"

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang đề nghị thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án "2+2", theo đó môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo chuyên gia, Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" trong giáo dục. Nếu không có động lực thì thế hệ trẻ Việt Nam sẽ lại tụt hậu 10-20 năm nữa.

"Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" của giáo dục phổ thông"

"Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" của giáo dục phổ thông"

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đang đề nghị thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án "2+2", theo đó môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo chuyên gia, Ngoại ngữ vẫn là "điểm đen" trong giáo dục. Nếu không có động lực thì thế hệ trẻ Việt Nam sẽ lại tụt hậu 10-20 năm nữa.