Dạy online có cần đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29 hay không?

VOV.VN - Sau khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, nhiều giáo viên thắc mắc nếu chuyển sang hình thức dạy online có cần đăng ký kinh doanh hay không.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Thông tư 29 không hề nói dạy thêm theo hình thức nào, như vậy, dạy ở nhà là trực tiếp hay online cũng là dạy thêm. Trường hợp giáo viên dạy thêm có thu tiền thì không được dạy chính học sinh của mình và phải đăng ký kinh doanh. 

Ông Vũ Xuân Thành cho biết thêm, một số giáo viên băn khoăn trường hợp giáo viên tổ chức dạy thêm 5-7 em ở nhà có đăng ký kinh doanh hay không? Thông tư 29 đã quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân dạy thêm có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Như vậy dù dạy một vài em ở nhà, giáo viên vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư 29.

"Quy định là như vậy nhưng để hiệu quả cần phải có cơ chế giám sát và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Thông tư đã quy định kỹ trách nhiệm của từng đơn vị từ UBND tỉnh, Sở GD-ĐT đến nhà trường, UBND phường, xã trên địa bàn kiểm tra, giám sát.

Cũng có những ý kiến lo ngại Thông tư sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của giáo viên, tuy nhiên cần hiểu rằng Thông tư không cấm giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường. Nếu nhà giáo nỗ lực, là giáo viên giỏi, thật sự tâm huyết, đem lại giá trị cho học sinh chắc chắn sẽ không thiếu học sinh tìm đến học. Chỉ có trường hợp, giáo viên được trường phân công dạy học sinh trong trường thì không được dạy thêm có thu tiền với các em đó ở bên ngoài nhằm hạn chế được tình trạng giáo viên kéo học sinh ra ngoài học thêm, cắt giảm kiến thức trên lớp để dạy thêm", ông Vũ Xuân Thành nói.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng lo ngại về việc nhà trường dừng dạy thêm nhưng có thể xuất hiện dạy thêm trá hình dưới hình thức “câu lạc bộ" tự nguyện đóng phí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học khẳng định, các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức. Theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường thông qua các hình thức: học lý thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực hiện các dự án học tập, hoạt động phục vụ cộng đồng, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ...

"Chúng ta không thể quản lý theo tên gọi. Các cơ quan quản lý phải giám sát, theo dõi và kiểm tra. Do đó, nếu tổ chức dưới những hình thức câu lạc bộ quan trọng là bản chất của hoạt động trong câu lạc bộ đó như thế nào. Nếu học câu lạc bộ mà học sinh vẫn được xếp vào một lớp, giáo viên vẫn giảng từ đầu đến cuối, đưa bài tập để giải rồi chữa... đó là trá hình và không được tổ chức. Nhưng nếu học sinh được thực hiện những nhiệm vụ thầy cô giao từ trước, được trình bày quan điểm, chia sẻ, trao đổi với nhau, để đạt được yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện phát triển kỹ năng thì tại sao chúng ta phải cấm? Về vấn đề này hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, có giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý", ông Vũ Xuân Thành nói.

Giải "tận gốc" vấn đề dạy thêm, học thêm thế nào?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn giải quyết tận gốc những tiêu cực xung quanh vấn đề dạy thêm, học thêm cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá. Khi học sinh không còn chịu quá nhiều áp lực từ các kỳ thi vượt cấp, các em sẽ có thời gian theo đuổi đam mê, khám khá năng lực bản thân...

“Siết” dạy thêm, học thêm sẽ tác động ra sao?

VOV.VN - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT với những quy định mới về tổ chức dạy thêm học thêm có hiệu lực vào ngày 14/2. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này sẽ có nhiều tác động lớn trong bối cảnh dạy thêm, học thêm là nhu cầu và là nguyện vọng chính đáng của một bộ phận học sinh và giáo viên;

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổ xô đăng ký dạy thêm theo Thông tư 29
Đổ xô đăng ký dạy thêm theo Thông tư 29

VOV.VN - Thời điểm Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 14/2, người dân ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đổ xô đến văn phòng một cửa để đăng ký dạy thêm theo quy định. Các đơn vị chuyên môn đã tăng cường nhân lực để tiếp nhận và xử lý hồ sơ đúng hạn.

Đổ xô đăng ký dạy thêm theo Thông tư 29

Đổ xô đăng ký dạy thêm theo Thông tư 29

VOV.VN - Thời điểm Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 14/2, người dân ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đổ xô đến văn phòng một cửa để đăng ký dạy thêm theo quy định. Các đơn vị chuyên môn đã tăng cường nhân lực để tiếp nhận và xử lý hồ sơ đúng hạn.

Dạy thêm, học thêm làm "xói mòn" khả năng tự học
Dạy thêm, học thêm làm "xói mòn" khả năng tự học

VOV.VN - TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng việc dạy thêm, học thêm bấy lâu nay đang làm xói mòn khả năng tự học của học sinh. Điều này trái với quy luật phát triển. Hiện nay cha mẹ và bản thân học sinh chưa tin vào mình, chưa đi theo con đường tự học.

Dạy thêm, học thêm làm "xói mòn" khả năng tự học

Dạy thêm, học thêm làm "xói mòn" khả năng tự học

VOV.VN - TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng việc dạy thêm, học thêm bấy lâu nay đang làm xói mòn khả năng tự học của học sinh. Điều này trái với quy luật phát triển. Hiện nay cha mẹ và bản thân học sinh chưa tin vào mình, chưa đi theo con đường tự học.

Trẻ con có thực sự muốn học thêm?
Trẻ con có thực sự muốn học thêm?

VOV.VN - Xung quanh những tranh luận về việc cấm dạy thêm, học thêm, cho đến nay trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là ghi nhận ý kiến người lớn, từ giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý, trong khi, đối tượng trung tâm, chịu tác động trực tiếp của quy định mới này lại chưa được hỏi ý kiến.

Trẻ con có thực sự muốn học thêm?

Trẻ con có thực sự muốn học thêm?

VOV.VN - Xung quanh những tranh luận về việc cấm dạy thêm, học thêm, cho đến nay trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là ghi nhận ý kiến người lớn, từ giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý, trong khi, đối tượng trung tâm, chịu tác động trực tiếp của quy định mới này lại chưa được hỏi ý kiến.