Bước đột phá xóa xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh:

Đề án 196 - Cách làm sáng tạo của Quảng Ninh

VOV.VN - Việc cụ thể hóa thực hiện Chương trình 135 bằng Đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020 (gọi tắt là Đề án 196) của Quảng Ninh trên thực tế thể hiện hiệu quả rõ rệt.

LTS: Cuối năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đã về đích "Chương trình 135" trước 1 năm so với lộ trình đặt ra. Việc cụ thể hóa thực hiện Chương trình 135 bằng Đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020 (gọi tắt là Đề án 196) của Quảng Ninh trên thực tế thể hiện hiệu quả rõ rệt.

Cùng nhìn lại kết quả đạt được cũng như những điểm mới, riêng có của Đề án 196, những tác động của Đề án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lộ trình sắp tới nhằm tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh qua loạt bài“Bước đột phá xóa xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh”.

Ngôi trường hai tầng khang trang của trường Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) được khánh thành, đưa vào sử dụng đầu năm học 2019 – 2020 từ nguồn vốn của Đề án 196. Những dãy phòng học đầy đủ tiện nghi, khu phòng chức năng hiện đại; không còn những phòng học tạm, học sinh chen chúc, co ro khi mưa gió. Cô giáo Đoàn Thị Hiền, giáo viên trường Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nam Sơn bảo rằng, sự đầu tư thiết thực Đề án 196 đã làm vơi bớt nhọc nhằn trên con đường đến trường của học sinh vùng khó.

"Với ngôi trường khang trang và được trang bị các thiết bị đầy đủ, việc học của các em hứng thú hơn, việc tiếp thu của các em nhanh hơn. Các em học rất sôi nổi rất hào hứng. Học sinh từ tất cả 5 thôn bản xa xôi đến học rất đông đủ, chăm chỉ và có ý thức tự giác", cô Hiền chia sẻ.

Gần 700 công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135, Đề án 196 đã tạo nên bộ mặt mới cho các thôn, xã vốn khó khăn bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh. Gần 250 dự án phát triển sản xuất với kinh phí trên 119 tỷ đồng đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, có thu nhập ổn định. Việc xây dựng, phát triển các mô hình gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và phát triển các thương hiệu của địa phương theo Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh mỗi xã, phường một sản phẩm”. Bà Trần Thị Sửu ở thôn Thông Châu, xã Húc Động, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) cho biết, vẫn những cây trồng quen thuộc của địa phương, như: cây dong riềng, hồi, quế..., giờ đây, nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo mà còn phát triển kinh tế khấm khá.

"Đời sống của bà con ổn định, nâng lên. Đường sá thì được bê tông hóa, từ huyện nọ đến huyện kia được thông suốt. Giao thương hàng hóa, nông sản đã có xe vào tận nơi không phải gánh nữa. Giờ đây thu nhập mỗi hộ phải 70-80 triệu/ hộ/năm. Tư tưởng ỷ lại cũng ít dần, nhận thức của bà con tiến bộ rất nhiều", bà Sửu cho hay.

Sau 3 năm thực hiện Đề án 196, đến hết năm 2019, tất cả 22 xã, 11 thôn ĐBKK của tỉnh Quảng Ninh đã ra khỏi diện ĐBKK. Nhiều xã đã hoàn thành mục tiêu “kép”, về đích cả chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và ra khỏi diện ĐBKK. Tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,56%; thu nhập bình quân đầu người tại các xã, thôn ĐBKK đạt gần 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2,6 lần so với năm 2015.

Ngoài việc tập trung nguồn lực, nâng mức hỗ trợ gấp 7 lần so với bình quân chung theo cơ chế Chương trình 135 của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng mục tiêu và lộ trình cụ thể hàng năm để đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK; rà soát kỹ càng các tiêu chí và cụ thể hóa, gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ông Hoàng Xuân Đại, Phó Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Ba Chẽ, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Húc Động khẳng định, một trong những điều kiện quan trọng để xã hoàn thành mục tiêu “kép” chính là Nhà nước không làm thay, làm hộ mà thực sự là sự trao quyền cho người dân.

"Tỉnh và huyện đã phân cấp mạnh mẽ cho cấp xã như xây dựng hạ tầng, đường giao thông nông thôn hoặc đường ngõ xóm, nhỏ lẻ là xã làm chủ đầu tư. Xã đã thực hiện theo Nghị định 161 là Nhà nước và nhân dân cùng làm; nhân dân hiến đất, ngày công; Nhà nước đầu tư. Với sự phân cấp, phân quyền như vậy, cán bộ xã cũng như người dân sẽ biết được chủ trương và vai trò của mình để thực hiện tốt", ông Hoàng Xuân Đại thông tin.

Theo tinh thần Đề án 196, “Cấp tỉnh tập trung hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện; cấp huyện trực tiếp chỉ đạo; cấp xã trực tiếp thực hiện; người dân là chủ thể, tích cực sản xuất, chủ động vươn lên, không trông chờ ỷ lại”. Qua kiểm tra thực tế, ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá: "Đây là cách làm phù hợp, tập trung nguồn lực, tạo sinh kế để đồng bào thoát nghèo bền vững và xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, trạm y tế, đường sá đồng bộ để bà con có điều kiện sản xuất, làm ăn để phát triển kinh tế. Đây là mô hình mà chúng tôi tổng kết đánh giá và có thể nhân rộng ra phạm vi toàn quốc để xóa đói giảm nghèo bền vững cho bà con đặc biệt khó khăn".

Thoát nghèo, xóa thôn xã ĐBKK giờ đây không còn là khẩu hiệu của tỉnh Quảng Ninh mà đã trở thành hiện thực, là bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là tiền đề để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có những bước phát triển xa hơn nữa trong tương lai./.

Bài 2: Bước đột phá xóa xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh" "Bà đỡ" không làm thay

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đăk Lăk đồng hành với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn
Đăk Lăk đồng hành với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động như tặng học bổng, tặng xe đạp cho học sinh dân tộc thiểu số vượt khó hiếu học năm học 2020-2021.

Đăk Lăk đồng hành với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

Đăk Lăk đồng hành với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động như tặng học bổng, tặng xe đạp cho học sinh dân tộc thiểu số vượt khó hiếu học năm học 2020-2021.

Xã biên giới đặc biệt khó khăn ở Gia Lai mòn mỏi chờ 1 con đường thuận tiện
Xã biên giới đặc biệt khó khăn ở Gia Lai mòn mỏi chờ 1 con đường thuận tiện

VOV.VN - Một con đường đi lại thuận tiện là ước mong mấy chục năm qua của bà con xã Anh hùng Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Xã biên giới đặc biệt khó khăn ở Gia Lai mòn mỏi chờ 1 con đường thuận tiện

Xã biên giới đặc biệt khó khăn ở Gia Lai mòn mỏi chờ 1 con đường thuận tiện

VOV.VN - Một con đường đi lại thuận tiện là ước mong mấy chục năm qua của bà con xã Anh hùng Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Chi đoàn VOV Đông Bắc thăm tặng quà trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Chi đoàn VOV Đông Bắc thăm tặng quà trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Chi đoàn Cơ quan thường trú Đài TNVN khu vực Đông Bắc và Phòng CSGT CA tỉnh Quảng Ninh đã trao tặng 75 chiếc áo khoác, 1 tủ sách học đường cho các em.

Chi đoàn VOV Đông Bắc thăm tặng quà trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chi đoàn VOV Đông Bắc thăm tặng quà trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Chi đoàn Cơ quan thường trú Đài TNVN khu vực Đông Bắc và Phòng CSGT CA tỉnh Quảng Ninh đã trao tặng 75 chiếc áo khoác, 1 tủ sách học đường cho các em.