Đề xuất chạy xe Túc Túc qua góc nhìn chuyên gia

(VOV) -Không chỉ riêng người dân, mà các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng bày tỏ quan điểm của mình về đề xuất....

Đề xuất của Hiệp hội Vận tải Hà Nội mới đây là đưa vào sử dụng xe Túc Túc để trung chuyển khách ở các điểm đỗ xe buýt, đã làm nhiều người quan ngại về tính khả thi của đề xuất này.

Không chỉ riêng người dân, mà các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng bày tỏ quan điểm của mình về đề xuất rằng, trong điều kiện giao thông và ý thức người dân như ở các thành phố lớn hiện nay, đề án này sẽ khó khả thi.

Xe Túc Túc liệu có phù hợp lưu thông ở Việt Nam?

Xe Túc Túc và xe lam là một?

Trả lời báo chí, nhiều chuyên gia cho rằng, xe “Túc Túc” thì có khác gì mấy so với xe lam từng chạy rất nhiều ở Hà Nội trước kia. Không có lý do gì khai tử xe lam giờ lại nhập về xe Túc Túc. Trong điều kiện giao thông của Hà Nội hiện nay, nếu nhập về một loại xe nữa chỉ làm cho tình hình giao thông thêm phức tạp.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng – giảng viên Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, loại xe này khá giống các mô hình xe kéo, xe đẩy 3 bánh đang được sử dụng phổ biến ở Thái Lan, Campuchia, Bangladesh- nhất là các khu du lịch. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, hình dáng xe lại một khác: Có nơi là xe 3 bánh có ghế ngồi phía sau, có mui, có nơi lại là xe đẩy, chỗ ngồi phía trước.

“Câu hỏi đầu tiên đặt ra, xe nào sẽ được coi là “xe Túc  Túc chuẩn” để nhập? Ai sẽ đảm bảo sau khi cho xe túc túc lưu hành, các loại xe 3, 4 bánh quá đát đã từng bị cấm lại không “té nước theo mưa”?” – TS Khuất Duy Hùng nêu ý kiến.

Trên báo Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia độc lập có nhiều năm nghiên cứu về giao thông tại Tiệp Khắc, nguyên chuyên viên Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) nhấn mạnh, lý luận của Hiệp hội Vận tải cho lưu hành xe Túc Túc để hạn chế xe máy đi vào nội thành, hạn chế xe cá nhân chỉ là cách nói hình thức và không khả thi.

Ông Thủy nhận định, nếu phải cho lưu hành xe túc túc thì Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng sản xuất mới, việc nhập khẩu không nên lạm dụng vì sẽ gây thất thoát ngoại tệ.

Đề xuất nặng về kinh doanh?

Các chuyên gia nhận định, về bản chất, xe túc túc và xe lam ở Việt Nam là một... ý tưởng này nặng về việc kinh doanh hơn là vấn đề phương tiện.

TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng: “Ở Việt Nam, xe túc túc không bao giờ thay thế được xe máy. Thực chất ý tưởng vừa nêu ra thiên về hướng kinh doanh của Hiệp hội Vận tải chứ không giải quyết yếu tố phương tiện”.

Ông Thủy nhận định, nếu phải cho lưu hành xe túc túc thì Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng sản xuất mới, việc nhập khẩu không nên lạm dụng vì sẽ gây thất thoát ngoại tệ.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng – giảng viên Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị, Hiệp hội nên có những điều tra, nghiên cứu kỹ càng nếu không sẽ rơi vào “vết xe đổ” của xe lam trước đây.

Theo TS Hùng, các vấn đề cần xem xét trước hết là: Điều tra nhu cầu thực tế của người dân, khả năng sinh lời cho cá nhân và tổ chức đầu tư loại xe này. Ngoài ra, cần làm rõ khái niệm “xe Túc Túc” do Hiệp hội Vận tải Hà Nội đưa ra còn khá “trừu tượng”.
Còn trên báo Giao thông vận tải, TS. Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, đi xe Túc Túc không khác gì taxi giá rẻ.

Khẳng định điều này, TS. Nguyễn Văn Hùng cho rằng, xét trên khía cạnh nhân văn, xe “Túc Túc” sẽ giúp ích rất nhiều cho một bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp, không đủ điều kiện đi taxi. Tuy nhiên, nếu có nhập về và cho phép lưu hành cũng cần có biện pháp quản lý. Hơn nữa, ông Hùng cũng cho rằng, loại xe này về cơ bản cũng chỉ phù hợp khi lưu thông tại các tuyến đường liên thôn, liên xã ở ngoại thành.

Cũng quan điểm trên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho rằng, không thể coi “Túc Túc” như một loại phương tiện giao thông công cộng của một đô thị hiện đại. Ở phạm vi cấp làng, xã thì còn có thể chấp nhận được chứ ở thành phố, xe “Túc Túc” nếu hòa chung vào mạng lưới giao thông sẽ chiếm dụng đường rất lớn trong khi số người chở tối đa một chuyến cũng chỉ 2 - 3 người.

Ông Thông nhấn mạnh: Trong tương lai, GTCC thậm chí sẽ không phải xe buýt mà phải là vận tải khối lớn như metro, đường sắt đô thị... Xe buýt lúc đó chỉ là trung gian của loại hình giao thông công cộng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàng
Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàng

(VOV)-Để đề xuất lưu hành xe Túc Túc có thể khả thi, cần phải có sự xem xét đánh giá thật cụ thể, khoa học trên nhiều phương diện…

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàng

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàng

(VOV)-Để đề xuất lưu hành xe Túc Túc có thể khả thi, cần phải có sự xem xét đánh giá thật cụ thể, khoa học trên nhiều phương diện…

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Ý tưởng... không tưởng?
Đề xuất chạy xe Túc Túc: Ý tưởng... không tưởng?

(VOV) - Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, có thực sự việc lưu hành xe Túc Túc là quá cấp bách hiện nay?. Còn nếu được lưu hành, sao không tự sản xuất?

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Ý tưởng... không tưởng?

Đề xuất chạy xe Túc Túc: Ý tưởng... không tưởng?

(VOV) - Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, có thực sự việc lưu hành xe Túc Túc là quá cấp bách hiện nay?. Còn nếu được lưu hành, sao không tự sản xuất?