Đề xuất phí sử dụng vành đai 4 là 1.900 đồng/km

VOV.VN - UBND TP. Hà Nội vừa báo cáo bổ sung với HĐND thành phố về việc ý kiến tác động thực hiện Dự án thành phần 3 (PPP) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô.

Theo UBND TP. Hà Nội, sau khi Hội đồng thẩm định Nhà nước đánh giá tính khả thi khi triển khai theo hình thức PPP, dự án thành phần 3 được phê duyệt, việc lựa chọn Nhà đầu tư dự án thành phần 3 phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế trong nước và thế giới.

Tuy nhiên, trong trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP sẽ có một số lợi thế so với hình thức khác.

Cụ thể, nếu áp dụng hình thức này, sẽ huy động được nguồn lực từ xã hội, giảm áp lực vốn ngân sách Nhà nước đối với công trình có quy mô lớn như Dự án thành phần 3. Bên cạnh đó còn giảm đáng kể nguồn ngân sách nhà nước cần bố trí để phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc hiện nay trung bình khoảng 3 tỷ đồng/km/năm.

Tính riêng 112,8 km trên tuyến đường Vành đai 4, mỗi năm ngân sách nhà nước tốn khoảng 300 tỷ đồng, chưa bao gồm các chi phí để thành lập, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

Mặt khác, đây là dự án đầu tư tuyến mới nên có sự lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ, thu phí theo chiều dài sử dụng nên đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng. Khung phí sử dụng dịch vụ đường bộ của Dự án tham chiếu áp dụng theo khung giá vé của dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình thức hợp đồng BOT đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Với thời gian dự kiến đưa vào khai thác năm 2027, mức thu phí cơ sở là 1.900 đồng/xe/km (dưới 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn).

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm/1 lần với mức giá vé tính cho xe tiêu chuẩn, phù hợp theo khung giá được quy định tại Thông tư 35/2016 của Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội cho biết, tính theo khung giá này sẽ đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận cho Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án.

Mặt khác, mức thu phí này phù hợp với sức chi trả của người sử dụng phương tiện.Thông tin thêm, UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ thiết kế 5 nút liên thông hoàn chỉnh bao gồm Nội Bài – Lào Cai; trục Mê Linh, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 6; Ngọc Hồi – Phú Xuyên.

3 nút giao quy hoạch (Quốc lộ 32; Hồ Tây – Ba Vì; Ngọc Hồi – Phú Xuyên) đồng thời có giải pháp thiết kế bố trí các làn tách, nhập vào đường cao tốc cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện.Về quy mô các cầu lớn qua sông (cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng), hồ sơ thiết kế báo cáo NCTKT đã điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang các cầu từ 17,5m lên 24,5m để bố trí đủ cho 4 làn xe cơ giới và mỗi bên 1 làn xe máy, xe thô sơ lưu thông, đảm bảo phục vụ nhu cầu giao thông, phù hợp tổng thể dự án.

Sau khi thi công giai đoạn 2 với cầu có mặt cắt ngang tương tự thì mỗi bên sẽ bố trí được 2 làn xe cơ giới riêng biệt cho kết nối đường đô thị. Do đó, thành phố sẽ không phải đầu tư thêm 2 cầu vượt sông cho đường đô thị, giúp tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng tới phương án tài chính của dự án PPP đã duyệt.

Giải pháp thiết kế nêu trên đã xem xét đến tính kiến trúc, mỹ quan công trình và đủ điều kiện để có thể khai thác sử dụng gầm cầu phụ vụ giao thông đô thị. Hội đồng thẩm định Nhà nước tiếp tục xem xét xác định phương án thiết kế đảm bảo phù hợp quy hoạch, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành của pháp luật, cũng như tạo điều kiện phát triển ở hiện tại và trong tương lai cho Vùng Thủ đô nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Bên cạnh phương án tài chính, Báo cáo của UBND TP cũng cho biết qua khảo sát các mỏ vật liệu, đến nay trữ lượng có thể đáp ứng nhu cầu theo tiến độ dự án. Theo đó, thành phố xác định được 17 mỏ đất với tổng trữ lượng khoảng 57,24 triệu m3. 32 mỏ cát với tổng trữ lượng khoảng 75,55 triệu m3 trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM tính làm trước đoạn 4 Vành đai 2 để giảm áp lực cho Quốc lộ 1
TP.HCM tính làm trước đoạn 4 Vành đai 2 để giảm áp lực cho Quốc lộ 1

VOV.VN - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP.HCM về tình hình thực hiện các dự án khép kín Vành đai 2 TP.HCM.

TP.HCM tính làm trước đoạn 4 Vành đai 2 để giảm áp lực cho Quốc lộ 1

TP.HCM tính làm trước đoạn 4 Vành đai 2 để giảm áp lực cho Quốc lộ 1

VOV.VN - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP.HCM về tình hình thực hiện các dự án khép kín Vành đai 2 TP.HCM.

Hà Nội: Xử lý hàng loạt xe máy "leo" lên đường Vành đai 2 trên cao
Hà Nội: Xử lý hàng loạt xe máy "leo" lên đường Vành đai 2 trên cao

VOV.VN - Phòng CSGT Công an Hà Nội xử lý hàng loạt xe máy leo lên đường cấm Vành đai 2 trên cao (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở).

Hà Nội: Xử lý hàng loạt xe máy "leo" lên đường Vành đai 2 trên cao

Hà Nội: Xử lý hàng loạt xe máy "leo" lên đường Vành đai 2 trên cao

VOV.VN - Phòng CSGT Công an Hà Nội xử lý hàng loạt xe máy leo lên đường cấm Vành đai 2 trên cao (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở).

Bí thư Thành ủy Hà Nội đôn đốc triển khai dự án Đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội đôn đốc triển khai dự án Đường Vành đai 4

VOV.VN - Sáng 17/8, tại Bắc Ninh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội chủ trì Hội nghị giao ban đôn đốc triển khai dự án.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đôn đốc triển khai dự án Đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội đôn đốc triển khai dự án Đường Vành đai 4

VOV.VN - Sáng 17/8, tại Bắc Ninh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội chủ trì Hội nghị giao ban đôn đốc triển khai dự án.

Đường vành đai hơn 85.000 tỷ đồng quy hoạch đi qua Hà Nội và tỉnh, thành nào?
Đường vành đai hơn 85.000 tỷ đồng quy hoạch đi qua Hà Nội và tỉnh, thành nào?

VOV.VN - Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, đường Vành đai 5 dài khoảng 331km đi qua 36 quận, huyện, thành phố của Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Đường vành đai hơn 85.000 tỷ đồng quy hoạch đi qua Hà Nội và tỉnh, thành nào?

Đường vành đai hơn 85.000 tỷ đồng quy hoạch đi qua Hà Nội và tỉnh, thành nào?

VOV.VN - Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, đường Vành đai 5 dài khoảng 331km đi qua 36 quận, huyện, thành phố của Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường rộng 17,5m nối Vành đai 3
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường rộng 17,5m nối Vành đai 3

VOV.VN - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường vào Trường Tiểu học chất lượng cao Yên Sở đến đường Vành Đai 3, với tỷ lệ 1/500. Tuyến đường được xác định có chiều dài khoảng 1.050m, nằm tại địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường rộng 17,5m nối Vành đai 3

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường rộng 17,5m nối Vành đai 3

VOV.VN - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường vào Trường Tiểu học chất lượng cao Yên Sở đến đường Vành Đai 3, với tỷ lệ 1/500. Tuyến đường được xác định có chiều dài khoảng 1.050m, nằm tại địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Vì sao cầu vòm sắt 65 tỷ đồng dưới Vành đai 3 qua Linh Đàm ít người đi?
Vì sao cầu vòm sắt 65 tỷ đồng dưới Vành đai 3 qua Linh Đàm ít người đi?

VOV.VN - Người dân cho rằng xây cầu vòm sắt vượt hồ Linh Đàm trị giá 65 tỷ đồng nhưng rất ít phương tiện lưu thông qua cầu vì bất cập trong tổ chức giao thông là một sự lãng phí lớn.

Vì sao cầu vòm sắt 65 tỷ đồng dưới Vành đai 3 qua Linh Đàm ít người đi?

Vì sao cầu vòm sắt 65 tỷ đồng dưới Vành đai 3 qua Linh Đàm ít người đi?

VOV.VN - Người dân cho rằng xây cầu vòm sắt vượt hồ Linh Đàm trị giá 65 tỷ đồng nhưng rất ít phương tiện lưu thông qua cầu vì bất cập trong tổ chức giao thông là một sự lãng phí lớn.