Đến 2050, Hà Nội sẽ có 2 vùng động lực phát triển Thủ đô

VOV.VN - Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô. Cụ thể, trong 3 khâu đột phá, về thể chế: Cần nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và các thể chế đặc thù, vượt trội để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu phát triển Thủ đô.

Ngày 26/4, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình về tình hình triển khai và Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng Hà Nội là trung tâm động lực phát triển

Nội dung Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050, xin ý kiến về nhiều nội dung lớn, trong đó nêu 4 nguyên tắc lập Quy hoạch; 4 tư tưởng, triết lý; 5 nhóm quan điểm phát triển Thủ đô với 20 quan điểm cụ thể, toàn diện trên các lĩnh vực; 3 phương án kịch bản phát triển và mục tiêu phát triển Thủ đô; 3 khâu đột phá (về thể chế, về phát triển hạ tầng, về nhân lực); 2 vùng động lực phát triển Thủ đô (tại khu vực thành phố Bắc sông Hồng và tại khu vực Thành phố phía Tây); 8 phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực; 7 phương án và 6 giải pháp thực hiện quy hoạch.

Cụ thể, về quan điểm tổ chức không gian theo hướng hài hoà, hơp lý, có bản sắc của Thủ đô di sản nghìn năm văn hiến; Mở rông không gian đô thị xanh, thông minh, hiện đại; giữ gìn và phát huy bản sắc khu vực nông thôn mang đặc trưng của của vùng đồng bằng sông Hồng.

Đáng chú ý, các nội dung quan trọng về tổ chức không gian phát triển được các chuyên gia gợi ý định hướng nghiên cứu.

Hai thành phố trực thuộc Thủ đô: thành phố tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố phía Tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

Ba tuyến hành lang kinh tế: hành lang (Côn Minh, Trung Quốc)- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; hành lang Điện Biên – Sơn La- Hoà Bình- Hà Nội; hành lang Nam Ninh (Trung Quốc)- Lạng Sơn- Bắc Giang- Bắc Ninh – Hà Nội,

Bốn không gian chú trọng phát triển: không gian số (môi trường quan trọng trong thời đại mới); không gian văn hoá (mở rộng không gian để khai thác hiệu quả các di sản phục vụ phát triển Thủ đô); không gian ngầm; không gian công cộng (chú trọng không gian xanh, đăc biệt là mặt nước sông, hồ)

Năm trục phát triển quan trong: Trục sông Hồng (là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông); Trục Hồ Tây- Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (là trục giao thông đối ngoại, hướng tâm, tạo chuỗi đô thị xanh, hiện đại) và Trục Nhật Tâm- Nội Bài (Trục đô thị thông minh- đối ngoại); Trục liên kết phía Nam (liên kết vùng) và trục Hồ Tây- Cổ Loa (trục không gian văn hoá).

Năm tuyến vành đai đô thị cùng với các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên các không gian phát triển mới của Thủ đô.

Về mục tiêu phát triển Thủ đô, theo các chuyên gia, việc xác định mục tiêu cần dựa trên cơ sở Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và có thể phát triển, hoàn thiện thêm để phù hợp với yêu cầu của các bản Quy hoạch, đồng thời tổ chức nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể hoá mục tiêu phát triển. Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến- Văn minh- Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2026-2030 tăng 8.0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.

Tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt 36.000-40.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Xây dựng các thể chế vượt trội 

Đề cương cũng xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô. Cụ thể, trong 3 khâu đột phá, về thể chế: Cần nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và các thể chế đặc thù, vượt trội để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu phát triển Thủ đô “văn hiến- văn minh - hiện đại”; gắn liền với đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là các cơ chế, chính sách để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, phát triển thông minh. Trong đó, ưu tiên tập trung rà soát, sửa đổi Luật Thủ đô.

Về phát triển hạ tầng, ưu tiên tập trung phát triển nhanh hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ. Cần nghiên cứu đột phá trong xây dựng hạ tầng số để xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số; đẩy nhanh các công trình hạ tầng giao thông để tạo sức hút và tính lan tỏa trong phát triển.

Về nhân lực, coi nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, hiền tài là nguồn lực cơ bản, mang tính hiệu quả và đột phá nhất. Trong đó, chú trọng các giải pháp thu hút nhân tài từ các nước đến làm việc tại Hà Nội.

Đối với 2 vùng động lực phát triển Thủ đô, qua nghiên cứu bước đầu, các chuyên gia cho rằng việc xác định vùng động lực phát triển Thủ đô giai đoạn tới, có thể là: Vùng động lực tại khu vực thành phố Bắc sông Hồng, là thành phố về dịch vụ với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, giáo dục, du lịch, hội thảo... theo hướng thông minh và hội nhập; một phần dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp xung quanh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Tập trung phát triển chuỗi đô thị bắc sông Hồng gồm Vĩnh Phúc – Hà Nội (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh - Gia Lâm, gắn với mô hình thành phố trong Thủ đô) - Hưng Yên song song với vành đai động lực Phú Thọ - Thái Nguyên Bắc Giang của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây chính là động lực kết nối, lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Vùng động lực khu vực thành phố phía Tây là thành phố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục và đào tạo với Khu công nghệ cao Hoà Lạc là hạt nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cần làm rõ mục tiêu, phù hợp thực tế 
Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cần làm rõ mục tiêu, phù hợp thực tế 

VOV.VN - Sáng 11/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo trực tuyến “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.

Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cần làm rõ mục tiêu, phù hợp thực tế 

Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cần làm rõ mục tiêu, phù hợp thực tế 

VOV.VN - Sáng 11/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo trực tuyến “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.

Hà Nội sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

VOV.VN - Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, năm 2021, thành phố sẽ báo cáo Trung ương 3 vấn đề: Định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội; sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thủ đô và Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ

Hà Nội sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Hà Nội sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

VOV.VN - Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, năm 2021, thành phố sẽ báo cáo Trung ương 3 vấn đề: Định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội; sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thủ đô và Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ

Hà Nội thông tin công tác quy hoạch-kiến trúc thủ đô
Hà Nội thông tin công tác quy hoạch-kiến trúc thủ đô

VOV.VN - Hiện Sở Quy hoạch-Kiến trúc đang khẩn trương thẩm định để trình thành phố phê duyệt theo quy định

Hà Nội thông tin công tác quy hoạch-kiến trúc thủ đô

Hà Nội thông tin công tác quy hoạch-kiến trúc thủ đô

VOV.VN - Hiện Sở Quy hoạch-Kiến trúc đang khẩn trương thẩm định để trình thành phố phê duyệt theo quy định