Di dời nhà nổi trên Hồ Tây: Cần quan tâm nguyện vọng của doanh nghiệp

VOV.VN - Các doanh nghiệp kinh doanh trên mặt nước Hồ Tây cho rằng khi di dời TP cần có những đền bù hay bù đắp thỏa đáng theo Luật Doanh nghiệp

Trước kiến nghị của doanh nghiệp cho phép kinh doanh trở lại trên phạm vi mặt nước Hồ Tây, ngày 15/3, ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã có văn bản trả lời.

Theo đó, căn cứ theo Thông báo số 38 về Kết luận của Chủ tịch thành phố nêu rõ: Chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý Hồ Tây. Vì vậy kiến nghị của Công ty Cổ phần Sông Potomac là không có cơ sở để xem xét giải quyết.

Chấp hành lệnh của thành phố tàu và nhà nổi của  Tây Long tại vị trí Đầm Bảy.

UBND quận Tây Hồ yêu cầu Công ty Cổ phần Sông Potomac di chuyển ngay các tàu, thuyền phương tiện nổi về vị trí Đầm Bẩy, phường Nhật Tân nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của UBND thành phố và quận Tây Hồ.

Bà Nguyễn Minh Thu - Phụ trách điều hành kinh doanh Công ty Cổ phần Sông Potomac bày tỏ:  “Về chủ trương này của Thành phố, quan điểm của Potomac nhất trí, đồng thuận, chấp hành. Tuy nhiên, nguyện vọng đang kinh doanh trên mặt nước Hồ Tây đã hơn 10 năm đầu tư vốn liếng của cả gia đình vào con tàu mà không được nhận đồng đền bù, hỗ trợ nào thì chúng tôi chỉ còn nước phá sản, thất nghiệp mà còn mang tiếng mất uy tín, lâm vào cảnh nợ nần”.

Liên quan đến kiến nghị xem xét hỗ trợ bồi thường về tài sản, chi phí tháo dỡ, hỗ trợ để doanh nghiệp tái cơ cấu vì đã mất cơ hội kinh doanh trên Hồ Tây, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, bà Thu cho biết, hiện UBND quận Tây Hồ đã nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Quận sẽ tổng hợp kiến nghị của Công ty báo cáo UBND thành phố Hà Nội.

Tàu Potomac tại vị trí mới.

“Nếu không được kinh doanh mà phải di dời khỏi Hồ Tây thì cũng đề xuất chính quyền Thành phố xem xét đền bù, hỗ trợ cho doanh nghiệp về: Tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư và hiện đang kinh doanh trên Hồ Tây theo giá trị thực tế hiện tại; Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề kinh doanh; Hỗ trợ cho người lao động và người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp thất nghiệp”.

Đối với Kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, quản lý, khai thác khu vực Hồ Tây của UBND thành phố, trong đó có kế hoạch đóng tàu thuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp mong muốn UBND thành phố xem, lựa chọn cho phép DN hoạt động kinh doanh khi đáp ứng tiêu chí và phù hợp với Kế hoạch trên.

Cần sự hỗ trợ của thành phố

Trước đây, các doanh nghiệp đang kinh doanh hợp pháp ở phía đường Thanh Niên đến giờ đã di chuyển về sau tượng đài Lý Tự Trọng (đường Nguyễn Đình Thi). Quá trình di dời, DN đã chịu nhiều thiệt thòi về lợi thế kinh doanh và nếu như một lần nữa chuyển về Đầm Bảy thì càng thêm thiệt thòi. Chính vì vậy, phía DN kiến nghị Thành phố Hà Nội có những khoản đền bù hay bù đắp sao cho thỏa đáng theo Luật Doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cho biết hàng quý vẫn nộp phí mặt nước tính theo m2 vào ngân sách.

“Cũng giống như công tác giải phóng mặt bằng, nếu di chuyển nhà dân thì Nhà nước cũng có cơ chế, chính sách đền bù thỏa đáng. Còn với doanh nghiệp hoạt động lâu năm có nhiều công nhân, hàng năm, hàng tháng vẫn nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ cũng cần có cơ chế bù đắp phù hợp” - bà Lê Minh Phương, đại diện Công ty CP Sông Potomac cho biết.

Cũng theo bà Phương, mỗi quý doanh nghiệp vẫn phải nộp phí kinh doanh trên mặt nước, (phí này cũng tương đương như phí kinh doanh mặt đất) 40 nghìn đồng/m2. Phí mặt nước này doanh nghiệp đã đóng liên tục từ năm 2010. Theo quy định của ngành thuế đóng phí từ 20 triệu đồng trở lên được tính vào chi phí doanh nghiệp.

Biên lai phí mặt nước của Công ty Cổ phần Nhà nổi Hồ Tây.

Hà Nội muốn thu hồi toàn bộ mặt nước Hồ Tây thực chất là việc thu hồi giải phóng mặt bằng đề thực hiện dự án lớn phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng. Theo nguyên tắc đã được quy định trong Luật Đất đai là việc thu hồi mặt đất, mặt nước thì phải bồi thường về đất và tài sản trên đất, ngoài bồi thường phải có hỗ trợ và bố trí tái định cư./.   

     

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm di dời sang Đầm Bẩy, các chủ tàu ở Hồ Tây nói gì?
Chậm di dời sang Đầm Bẩy, các chủ tàu ở Hồ Tây nói gì?

VOV.VN - 2 trong số 3 tàu đã di chuyển về Đầm Bẩy theo yêu cầu của quận Tây Hồ. Tuy nhiên, một số sàn nổi vẫn tồn tại do doanh nghiệp khó khăn tài chính.

Chậm di dời sang Đầm Bẩy, các chủ tàu ở Hồ Tây nói gì?

Chậm di dời sang Đầm Bẩy, các chủ tàu ở Hồ Tây nói gì?

VOV.VN - 2 trong số 3 tàu đã di chuyển về Đầm Bẩy theo yêu cầu của quận Tây Hồ. Tuy nhiên, một số sàn nổi vẫn tồn tại do doanh nghiệp khó khăn tài chính.

Chùm ảnh: Bắt đầu tháo dỡ tàu thuyền, nhà nổi tập kết ven bờ Hồ Tây
Chùm ảnh: Bắt đầu tháo dỡ tàu thuyền, nhà nổi tập kết ven bờ Hồ Tây

VOV.VN - Tàu thuyền hoen gỉ và các nhà nổi sau khi được di dời về khu vực đầm Bảy đã bắt đầu được tháo dỡ.

Chùm ảnh: Bắt đầu tháo dỡ tàu thuyền, nhà nổi tập kết ven bờ Hồ Tây

Chùm ảnh: Bắt đầu tháo dỡ tàu thuyền, nhà nổi tập kết ven bờ Hồ Tây

VOV.VN - Tàu thuyền hoen gỉ và các nhà nổi sau khi được di dời về khu vực đầm Bảy đã bắt đầu được tháo dỡ.

Lộ diện đường nước cống xả thải đen kịt ở bến thủy Hồ Tây
Lộ diện đường nước cống xả thải đen kịt ở bến thủy Hồ Tây

VOV.VN - Một đường ống cống nước xả đen kịt lộ diện sau khi phá dỡ bục bệ, cầu dẫn tại khu vực bến thủy nội địa Hồ Tây

Lộ diện đường nước cống xả thải đen kịt ở bến thủy Hồ Tây

Lộ diện đường nước cống xả thải đen kịt ở bến thủy Hồ Tây

VOV.VN - Một đường ống cống nước xả đen kịt lộ diện sau khi phá dỡ bục bệ, cầu dẫn tại khu vực bến thủy nội địa Hồ Tây