Di tích văn hoá lịch sử Gò Đống Thây bị hàng trăm hộ dân lấn chiếm

VOV.VN - Thực tế diện tích Gò Đống Thây được UBND thành phố Hà Nội giao trong Quyết định số 1185 ngày 26/3/1997 là 26.722 m2 không còn nguyên vẹn, bị lấn chiếm xây dựng nhà ở.

Di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân được UBND thành phố Hà Nội giao quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư lập và thực hiện Dự án tu bổ, tôn tạo xây dựng khu di tích lịch sử Gò Đống Thây thành công viên văn hoá lịch sử đưa di tích trở thành một không gian văn hoá. Tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng hiện đang gặp nhiều khó khăn do diện tích thuộc khu di tích đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm, xây dựng sai phép.

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Lê Hồng Thắng cho biết, trình tự, thủ tục triển khai dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo xây dựng khu di tích lịch sử Gò Đống Thây có 63 trường hợp thuộc diện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, trong đó cưỡng chế 58 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Dự kiến, thời gian cưỡng chế bắt đầu từ ngày 25/3/2024 đến hết ngày 27/3/2024.

Trước đó, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đã có kết luận thanh tra việc thực hiện quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại tại khu Di tích Gò Đống Thây nêu rõ, việc quản lý đất đai tại khu vực Di tích Gò Đống Thây chuyển giao qua nhiều cơ quan nhưng thiếu sự phối hợp giữa cơ quan được giao quản lý với chính quyền địa phương, việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, xảy ra tình trạng một số hộ dân lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, gây mất vệ sinh môi trường trong khuôn viên khu đất.

Theo Kết luận, thực tế diện tích Gò Đống Thây được UBND thành phố Hà Nội giao trong Quyết định số 1185 ngày 26/3/1997 là 26.722 m2 không còn nguyên vẹn. Tại thời điểm Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội tiếp nhận đã có 46 trường hợp lấn chiếm và xây dựng nhà ở. Từ năm 1997 đến tháng 5/2008 có thêm 50 trường hợp lấn chiếm. Thời điểm năm 2011, UBND quận Thanh Xuân tiếp nhận di tích đã có hơn 100 hộ dân lấn chiếm trong khu vực Gò Đống Thây. Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội đã thu hồi và giao đất cho các đơn vị khác trong ranh giới khu đất của khu vực di tích và đất giao thông phục vụ dân cư. Hiện Di tích Gò Đống Thây được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch thống nhất với UBND thành phố điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích. Diện tích sau điều chỉnh là 15.336m2.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, UBND phường Thanh Xuân chưa thực hiện cương quyết, xử lý dứt điểm, không kịp thời ngăn chặn, thiết lập hồ sơ xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai dẫn đến tình trạng các cá nhân tự sử dụng, tự chia tách, mua đi, bán lại bất hợp pháp, lấn chiếm phát sinh sau khi đã có Bản đồ hiện trạng. Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị các thời kỳ bà Trần Thị Thanh Bình và ông Nguyễn Hữu Thọ.

Cũng theo Kết luận thanh tra, việc xây dựng trái phép tại khu vực Gò Đống Thây đã diễn ra từ trước năm 1994. Theo thống kế, thời điểm năm 1997 có 46 công trình, thời điểm trước năm 2008 có 96 công trình (phát sinh 50 công trình) và thời điểm từ năm 2008 đến nay có 189 công trình (phát sinh 93 công trình). Khu vực điều chỉnh khoanh vùng thực hiện dự án tu bổ di tích- khu 2 có 132 công trình (phát sinh 11 công trình lấn chiếm xây dựng mới, 31 công trình cải tạo nâng tầng). Đội thanh tra xây dựng quận, UBND phường Thanh Xuân Trung thiết lập hồ sơ không đầy đủ, đối với những công trình có biên bản xử lý vi phạm thì biện pháp xử lý không dứt điểm, không đủ cơ sở để xác định thời điểm vi phạm. Trách nhiệm trước hết thuộc về cán bộ đô thị, cán bộ Đội thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn…

Gò Đống Thây dấu tích lịch sử chống quân Minh thế kỷ XV là địa danh có từ thời Lê Lợi thuộc làng Cự Chính vùng Mọc (nay thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Năm 1990, Gò Đống Thây được Bộ Văn hoá – Thông tin và Du lịch công nhận Di tích lịch sử khu Gò Đống Thây. Năm 1997, UBND thành phố Hà Nội giao Ban quản lý Di tích và danh thắng Hà Nội 26.722 m2 đất tại khu Gò Đống Thây  để quản lý và bảo tồn di tích lịch sử nghệ thuật. Đến năm 2010, UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư xây dựng dự án cải tạo Gò Đống Thây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi đất để tôn tạo di tích Gò Đống Thây thành công viên văn hoá lịch sử
Thu hồi đất để tôn tạo di tích Gò Đống Thây thành công viên văn hoá lịch sử

VOV.VN - Di tích lich sử Gò Đống Thây được UBND thành phố Hà Nội giao quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư lập và thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích này. Đến nay các hộ dân trong diện thu hồi giải phóng mặt bằng chưa bàn giao đất để thực hiện dự án.

Thu hồi đất để tôn tạo di tích Gò Đống Thây thành công viên văn hoá lịch sử

Thu hồi đất để tôn tạo di tích Gò Đống Thây thành công viên văn hoá lịch sử

VOV.VN - Di tích lich sử Gò Đống Thây được UBND thành phố Hà Nội giao quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư lập và thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích này. Đến nay các hộ dân trong diện thu hồi giải phóng mặt bằng chưa bàn giao đất để thực hiện dự án.

Hà Nội công bố thu hồi đất, cải tạo hạ tầng xung quanh Di tích đền Bà Kiệu
Hà Nội công bố thu hồi đất, cải tạo hạ tầng xung quanh Di tích đền Bà Kiệu

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh, việc thu hồi đất thực hiện Dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh Di tích đền Bà Kiệu,nhằm hoàn trả lại không gian cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước.

Hà Nội công bố thu hồi đất, cải tạo hạ tầng xung quanh Di tích đền Bà Kiệu

Hà Nội công bố thu hồi đất, cải tạo hạ tầng xung quanh Di tích đền Bà Kiệu

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh, việc thu hồi đất thực hiện Dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh Di tích đền Bà Kiệu,nhằm hoàn trả lại không gian cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước.