Đi tìm “cái chữ” cho người Mông

VOV.VN -Vấn đề đặt ra là cần có một tiếng nói và chữ viết chung cho người Mông ở nước ta hiện nay.

Muốn học chữ để ghi gia phả nhưng đành chịu

Anh Giàng A Của, Trưởng thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, Lào Cai) chia sẻ: Người Mông có rất nhiều bản sắc độc đáo, nhất là những bài dân ca cổ, những bài cúng trong buổi tiễn những người quá cố “về trời”. Hiện ở Tả Phìn, những người biết những bài cúng như thế chỉ khoảng 2 – 3 người, lại già cả. Thế nên, nếu không có cách bảo tồn, tranh thủ “chép” lại và lưu giữ những bài văn cúng truyền thống, những bài ca của người Mông như thế, khi những “thầy” này qua đời quả là điều đáng tiếc.

Chị Hạng Thị Xa, ở xã Tả Phìn lật dở một cuốn sách ghi những bài ca cổ của người Mông bằng chữ Mông Latinh, nhưng bản thân chị không biết chữ

Anh Chang A Xà, Chủ tịch xã Tả Phìn cũng thừa nhận, việc truyền lại cho thế hệ sau này những bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông là rất cần thiết, song đáng tiếc là hiện chẳng có trường lớp nào ở địa phương dạy chữ Mông cả, mà có muốn đi học “cái chữ của mình” cũng đành chịu, vì chẳng có thầy, chẳng có sách… Nhiều dòng họ Mông địa phương muốn ghi lại gia phả của mình để lưu truyền, giáo dục con cháu sau này nhưng do không có chữ viết, nên mọi thứ chỉ là truyền khẩu, rất dễ bị “tam sao thất bản” và mai một dần.

“Dù là chữ Mông Bác Hồ hay chữ Mông quốc tế thì người Mông vẫn rất thích được học, vì học để mở mang kiến thức ra bên ngoài, phần vì muốn lưu giữ bản sắn của mình” – anh Chang A Xà chia sẻ.

Người Mông nên học chữ… gì?

Tại Hội thảo “Chữ Mông ở Việt Nam: Thực trạng sử dụng, phổ biến và vai trò trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) tổ chức tại TP Lào Cai vừa qua, ông Lầu Văn Chinh, Phó phòng An ninh xã hội (PA88) – Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, có tổng số dân xếp thứ 8/54 dân tộc với khoảng trên 1 triệu người. Tiếng Mông là tiếng nói của 12 triệu người Mông hiện sinh sống khắp nơi trên thế giới, vì thế cho đến nay, trên thế giới tồn tại nhiều loại chữ Mông khác nhau. Vấn đề rất đáng được quan tâm đặt ra là cần có một tiếng nói và chữ viết chung cho người Mông ở nước ta hiện nay.

Các đại biểu tại hội thảo

TS. Nguyễn Kiến Thọ, giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, người đã có nhiều năm nghiên cứu tiếng nói và chữ viết của người Mông khẳng định, khoảng 10 năm trở lại đây, việc dạy và học tiếng Mông đã bắt đầu được quan tâm trở lại. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng có quyết định ban hành chương trình dạy tiếng Mông cho cán bộ công chức.

Tuy quyết định không chỉ rõ việc dạy – học chữ Mông phải sử dụng bộ chữ Mông nào, song có thể hiểu là việc sử dụng bộ chữ Mông Việt Nam, hay còn gọi là chữ Mông phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay tại các địa phương, việc dạy – học chữ Mông lại có những bất cập, đó là có sự không thống nhất giữa việc biên soạn và sử dụng các bộ giáo trình giảng dạy tiếng Mông; không thống nhất giữa việc sử dụng và phổ biến chữ Mông Việt Nam hay chữ Mông Latinh (chữ Mông quốc tế).

“Khách quan mà nói, chữ Mông Việt Nam vẫn còn những khiếm khuyết gây khó khăn cho người sử dụng. Đặc biệt là vẻ cách biệt quá xa giữa chữ Mông với chữ quốc ngữ, biểu hiện ở chỗ chữ Mông sử dụng chữ cái để ghi thanh điệu, việc này khiến người sử dụng có những nhầm lẫn trong việc phân biệt chữ cái ghi âm với chữ cái ghi thanh điệu… Cách đây vài chục năm, một số nhà nghiên cứu đã có những đề nghị cải tiến chữ Mông, nhưng đến nay, công việc này vẫn chưa được tiến hành” – TS. Nguyễn Kiến Thọ nói.

Cũng theo ông Nguyễn Kiến Thọ, tại Đại học Thái Nguyên, hầu như tất cả số sinh viên người Mông đang theo học tại đây đều có thể đọc và viết chữ Mông quốc tế một cách thành thạo bằng con đường tự học. Các em có thể tiếp cận thông tin về cộng đồng người Mông trên thế giới, hát những bài hát của người Mông đang phổ biến ở nước ngoài nhờ tiếp xúc với Internet. Trong khi đó, có một thực tế là chữ Mông Việt Nam được biên soạn và phổ biến từ thập niên 1960 đến nay hầu như không sử dụng, hoặc sử dụng trong phạm vi hẹp.

Kết quả điều tra do Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2014 về thực trạng sử dụng chữ Mông tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang và Cao Bằng cho thấy thực trạng và nhu cầu sử dụng chữ Mông quốc tế cao hơn nhiều so với chữ mông Việt Nam. Vì vậy, theo TS. Nguyễn Kiến Thọ, Nhà nước cần chính thức công nhận và đưa vào sử dụng chữ Mông quốc tế trong các chương trình quốc gia, để đảm bảo tính thống nhất và thuận lợi trong việc dạy – học tiếng Mông hiện nay trên cả nước, vì một mục tiêu hướng tới sự phát triển và khám phá, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của cộng đồng người Mông, cũng như việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai cũng thừa nhận: Bản thân ngôn ngữ không mang tính giai cấp, chỉ có vấn đề mục đích trong sử dụng. Vì vậy, nếu chúng ta thống nhất sử dụng một chữ Mông duy nhất - ở đây là chữ Mông quốc tế - để dạy cho người Mông ở nhà trường là điều rất nên làm và cần thiết. Điều này thể hiện sự nhất quán trong tăng cường công tác dân tộc, dân vận đối với khu vực đồng bào Mông nói riêng và khu vực dân tộc miền núi nói chung.

Vấn đề bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc nói chung, người Mông nói riêng là nhiệm vụ tối quan trọng, là cơ sở thực hiện công tác xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh – quốc phòng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục
Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Năm 2014: Những biện pháp “mạnh” vực dậy nền Giáo dục
Năm 2014: Những biện pháp “mạnh” vực dậy nền Giáo dục

VOV.VN -Không chấm điểm học sinh Tiểu học cho đến giao quyền tự chủ cho các trường ĐH là những biện pháp “mạnh”nhằm đổi mới chất lượng giáo dục.

Năm 2014: Những biện pháp “mạnh” vực dậy nền Giáo dục

Năm 2014: Những biện pháp “mạnh” vực dậy nền Giáo dục

VOV.VN -Không chấm điểm học sinh Tiểu học cho đến giao quyền tự chủ cho các trường ĐH là những biện pháp “mạnh”nhằm đổi mới chất lượng giáo dục.

Một trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo ở Thanh Hóa bị kỷ luật
Một trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo ở Thanh Hóa bị kỷ luật

Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Quan Sơn đã không trung thực trong tuyển dụng giáo viên, kê khai thành tích cá nhân...

Một trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo ở Thanh Hóa bị kỷ luật

Một trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo ở Thanh Hóa bị kỷ luật

Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Quan Sơn đã không trung thực trong tuyển dụng giáo viên, kê khai thành tích cá nhân...

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

VOV.VN - Trong 21 năm qua, đã có trên 32.000 con em cán bộ chiến sĩ đồng bào miền Nam được nuôi dạy bởi các thầy cô giáo và nhân dân miền Bắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

VOV.VN - Trong 21 năm qua, đã có trên 32.000 con em cán bộ chiến sĩ đồng bào miền Nam được nuôi dạy bởi các thầy cô giáo và nhân dân miền Bắc.

Tỷ lệ mắc lao ở trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề rất cao
Tỷ lệ mắc lao ở trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề rất cao

VOV.VN -Theo đó, tỷ lệ mắc lao tại các trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề cao gấp 36 lần so với ngoài cộng đồng.

Tỷ lệ mắc lao ở trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề rất cao

Tỷ lệ mắc lao ở trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề rất cao

VOV.VN -Theo đó, tỷ lệ mắc lao tại các trường cai nghiện và giáo dục dạy nghề cao gấp 36 lần so với ngoài cộng đồng.