Năm 2014: Những biện pháp “mạnh” vực dậy nền Giáo dục

VOV.VN -Không chấm điểm học sinh Tiểu học cho đến giao quyền tự chủ cho các trường ĐH là những biện pháp “mạnh”nhằm đổi mới chất lượng giáo dục.

Năm 2014 là năm thứ hai ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Để tạo bước đột phá trong ngành giáo dục, ngành Giáo dục đã và đang có những thay đổi căn bản từ cấp Tiểu học đến Đại học (ĐH).

Không chấm điểm ở cấp Tiểu học

Từ cuối tháng 8 đến tháng 11/2014, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, trong đó có quy định không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học và Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT về chấn chỉnh tình trạng dạy thêm- học thêm đối với giáo dục ở cấp học này, trong đó có quy định không ra bài tập về nhà đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày.

Ngay từ đầu Năm học mới 2014, ngành Giáo dục triển khai không chấm điểm thường xuyên đối với cấp Tiểu học

Tuy không chấm điểm hàng ngày đối với học sinh nhưng Bộ GD-ĐT vẫn yêu cầu và có hướng dẫn các địa phương vẫn tổ chức kiểm tra định kỳ cho học sinh cấp Tiểu học theo thời khóa biểu vào buổi học chính khoá.

Song song với việc không chấm điểm hàng ngày, Bộ GD-GD đẩy mạnh việc kiểm soát đối với tình trạng dạy thêm-học thêm tràn lan, khó kiểm soát ở nhiều tỉnh, thành phố. Đồng thời, Bộ cũng quy định rõ không tổ chức thi học sinh giỏi Tiểu học, xóa lớp chọn ở Tiểu học và THCS, không tổ chức khảo sát đầu năm học, không tổ chức thi tuyển sinh học sinh vào lớp 6...

Từ khi ban hành những quy định khá chặt chẽ trên đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều của xã hội. Tuy nhiên, theo giải thích của ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, việc làm trên được coi là giải pháp “mạnh” để giải quyết các vấn đề dạy thêm, học thêm không đúng quy định hiện nay cũng như đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học; giảm áp lực về chạy theo điểm số đối với học sinh và phụ huynh.

Thay đổi cách dạy và thi cử theo hướng đánh giá toàn diện năng lực

Đối với giáo dục trung học phổ thông (THPT), trong năm 2014, ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới kiểm tra và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực toàn diện.

Đề thi theo hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh đã được thực hiện từ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Mai Văn Trinh cho biết, thực hiện đổi mới đề thi theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, đề thi cho học sinh tham dự kỳ thi THPT 2014 đã được Bộ GD-ĐT tăng cường các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi “mở” yêu cầu học sinh sử dụng các kiến thức tổng hợp và hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tế.

Đề thi có nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT. Đặc biệt, đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã gắn với thực tiễn đời sống chính trị-xã hội và yêu cầu kiến thức liên bộ môn.

Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá năng lực học sinh thông qua kỳ thi THPT, trong kỳ thi ĐH, CĐ năm 2014, Bộ GD-ĐT cũng đã ra đề thi theo hướng này và được thí sinh, dư luận xã hội đánh giá cao. Việc ra đề thi một cách tổng quát nhằm kiểm tra năng lực, tư duy của thí sinh là tiền đề quan trọng để ngành Giáo dục tác động tích cực đến quá trình dạy và học ở trong trường học, từng bước khắc phục tình trạng “học tủ”, “học lệch” mang tài liệu vào phòng thi, sử dụng các khuôn mẫu có sẵn. Do đó, góp phần hạn chế tình trạng dạy thêm- học thêm khó kiểm soát.

Chỉ còn 1 kỳ thi THPT quốc gia

Ngay từ đầu Năm học mới 2014-2015, Bộ trưởng GD-ĐT chính thức ban hành Quyết định số 3538 Phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015. Sau đó hơn 3 tháng, Bộ chính thức công bố Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy và kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4/7/2015 với 8 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.

Bắt đầu từ năm 2015, chỉ còn 1 kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả của kỳ thi này sẽ được lấy làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ thực hiện xét tuyển

Theo quy chế dự thảo, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn tối thiểu), gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại. Riêng đối với môn Ngoại ngữ, thí sinh có các chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Điểm nổi bật trong kỳ thi THPT quốc gia là các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển thí sinh xuất sắc nhất vào trường. Vì  vậy, để đảm bảo an toàn, nghiêm túc và khách quan cho kỳ thi, kế thừa những ưu điểm của việc tổ chức thi theo cụm trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) những năm qua, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức theo cụm thi. Bộ trưởng GD-ĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì. Tham gia coi thi, chấm thi sẽ bao gồm cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ và giáo viên THPT.

Đổi mới sách giáo khoa: Rút từ 34.000 tỷ đồng xuống 400 tỷ  đồng

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, có tới 88,22% đại biểu bỏ phiếu tán thành thông qua Nghị quyết về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Với việc thông qua Nghị quyết này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức việc biên soạn một bộ SGK, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Nghị quyết về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được 88,22% đại biểu bỏ phiếu tán thành thông qua

Theo dự thảo Nghị quyết vừa được thông qua, yêu cầu đổi mới chương trình và SGK phổ thông là: Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, SGK hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống.

Từ năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp Tiểu học, THCS và THPT.

Đáng chú ý là kinh phí cho Đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông này từ hơn 34.000 tỷ đã được rút xuống còn hơn 400 tỷ đồng.

Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH

Ngay từ cuối tháng 1/2014, Bộ GD-ĐT thông báo kết quả rà soát ngành đào tạo trình độ ĐH.

Theo đó, có 207 ngành trình độ ĐH của 71 cơ sở đào tạo phải dừng tuyển sinh do không đáp ứng điều kiện quy định về số lượng giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường) có trình độ cao theo quy định của Bộ GD-ĐT. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, ngành Giáo dục công khai số lượng lớn ngành nghề ĐH bị dừng tuyển sinh.

Việc dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH là nhằm đánh giá thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành, chuyên ngành đào tạo (ảnh minh họa)

Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), mục tiêu của các đợt rà soát là nhằm đánh giá thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành, chuyên ngành đào tạo, nhất là về đội ngũ giảng viên cơ hữu; thống nhất cách thức quản lý ở cấp hệ thống và cấp cơ sở. Việc dừng các ngành, chuyên ngành không đủ giảng viên cơ hữu theo quy định là để các trường phải có định hướng, kế hoạch phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường mình; xây dựng cơ sở cơ sở dữ liệu về đội ngũ giảng viên trong toàn hệ thống giáo dục ĐH.

Qua kiểm tra rà soát, Bộ GD-ĐT chủ trương phát đi cảnh báo về việc đáp ứng chuẩn tối thiểu đảm bảo chất lượng về đội ngũ giảng viên cơ hữu từng ngành đào tạo của nhà trường. Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng dạy và học ĐH.

Giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường ĐH công lập

Tại cuộc họp với Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành liên quan diễn ra cuối tháng 8/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH không chỉ tiết kiệm ngân sách Nhà nước mà còn tạo động lực và là khâu đột phá nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ngay sau đó, vào cuối tháng 10/2014, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017. Trước tiên, trong giai đoạn này, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện tại 4 trường ĐH: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Ngoại thương và ĐH Hà Nội.

Việc giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường ĐH công lập là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giảm chi cho Ngân sách Nhà nước

Việc thí điểm này nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách. Việc thí điểm đổi mới này cũng nhằm hướng tới tự chủ toàn diện cho các trường ĐH, CĐ trong cả nước.

Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, các trường ĐH, CĐ công lập đã có sẵn lợi thế, tiềm lực về thời gian hoạt động, đất đai, cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư cần mạnh dạn tự chủ về nhân sự, tài chính, chương trình đào tạo, đi kèm với đó là mức học phí.

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng ĐH tư thục không vì lợi nhuận

Cuối tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ban hành Điều lệ trường ĐH. Một trong những nội dung được quan tâm là các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ trong hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế... Tuy nhiên, trong Quyết định lại nêu rõ, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được tổ chức đại hội đồng cổ đông. Vì vậy, trường nào “núp” bóng danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm.

Những trường “núp” bóng danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm (ảnh minh họa)

Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong thời gian tới, ngoài các biện pháp chung có tính truyền thống như: quy định về việc các trường phải thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ; tăng cường thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử phạt hành chính và buộc khắc phục hậu quả vi phạm… thì đối với các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần phải tăng cường kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, tăng cường thanh tra tài chính và kiểm toán theo định kỳ…

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung của Điều lệ trường ĐH nói riêng và hệ thống pháp luật giáo dục ĐH nói chung để người học, các giảng viên, cán bộ quản lý và toàn xã hội hiểu các quy định mới này nhằm nâng cao trách nhiệm tham gia và giám sát hoạt động của các trường ĐH một cách hiệu quả hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận
Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

VOV.VN -Trường nào “núp” dưới danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm. 

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

VOV.VN -Trường nào “núp” dưới danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm. 

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn
Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

VOV.VN -Nhiều giáo viên, học sinh bày tỏ lo lắng về việc ôn luyện và học tập khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có nhiều thay đổi.

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

VOV.VN -Nhiều giáo viên, học sinh bày tỏ lo lắng về việc ôn luyện và học tập khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có nhiều thay đổi.

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?
Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình
Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

VOV.VN - Theo các chuyên gia, chúng ta học cách tự chủ của nước ngoài nhưng không thể “bê” nguyên một mô hình tự chủ ở đâu đó về Việt Nam

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

VOV.VN - Theo các chuyên gia, chúng ta học cách tự chủ của nước ngoài nhưng không thể “bê” nguyên một mô hình tự chủ ở đâu đó về Việt Nam

ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách
ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách

VOV.VN -Theo đó, các trường được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế…

ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách

ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách

VOV.VN -Theo đó, các trường được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế…

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”
“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

VOV.VN-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Cơ bản các trường ĐH phải tự chủ về tài chính và hướng tới hạch toán tương tự như các doanh nghiệp.

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

VOV.VN-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Cơ bản các trường ĐH phải tự chủ về tài chính và hướng tới hạch toán tương tự như các doanh nghiệp.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng
“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới
Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm
Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

VOV.VN - Những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kỳ thi quốc gia đều được cộng điểm khuyến khích…

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

VOV.VN - Những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kỳ thi quốc gia đều được cộng điểm khuyến khích…

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục
Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?
Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

VOV.VN -Đối với các trường ở Hàn Quốc, hiệu trưởng một trường đại học thường được tuyển lựa rất gắt gao, và dựa trên rất nhiều yếu tố đánh giá khác nhau.

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

VOV.VN -Đối với các trường ở Hàn Quốc, hiệu trưởng một trường đại học thường được tuyển lựa rất gắt gao, và dựa trên rất nhiều yếu tố đánh giá khác nhau.

Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

VOV.VN-Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cần tiếp tục phát huy, phát triển truyền thống quý báu trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

VOV.VN-Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cần tiếp tục phát huy, phát triển truyền thống quý báu trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý
Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời
Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Đề thi đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh
Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Đề thi đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh

VOV.VN -Đề thi cũng sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới dạy, học và kiểm tra, đánh giá ở các nhà trường phổ thông.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Đề thi đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh

Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Đề thi đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh

VOV.VN -Đề thi cũng sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới dạy, học và kiểm tra, đánh giá ở các nhà trường phổ thông.