Dịch sốt xuất huyết lan từ miền Trung đến miền Bắc

(VOV)- Tại Nghệ An vừa xuất hiện một ổ dịch sốt xuất huyết. Nhiều tỉnh ở miền Bắc cũng đã rải rác xuất hiện những ca bệnh

Ngày 31/8, các lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tiêu diệt ổ dịch ở xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu. Đến cuối ngày, đã hoàn thành phun xịt tại các điểm tập trung đông người, các điểm nguy cơ cao như trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, khu dân cư có nhiều ca sốt xuất huyết. Dự kiến trong 2 ngày tới, sẽ hoàn thành việc phun thuốc diệt muỗi trên toàn xã.

Bác sỹ Nguyễn Đình Trưng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quỳnh Liên cho biết: Riêng trong ngày 30/8, Trạm Y tế xã Quỳnh Liên đã tiếp nhận 7 trường hợp sốt xuất huyết. Như vậy, tính từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên dương tính với sốt xuất huyết từ ngày 20/8 đến nay, toàn xã Quỳnh Liên đã phát hiện 31 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Bác sỹ Nguyễn Đình Trưng nói: Ban chỉ đạo đã phân nhiệm vụ cho các thành viên bám sát các thôn các cơ sở để theo dõi, chỉ đạo dịch. Đồng thời theo dõi, giám sát làm công tác tuyên truyền và thông báo cho dân tất cả các bệnh nhân ở từng hộ gia đình nếu có biểu hiện sốt, nhức mỏi các cơ phải đến trạm Y tế để khám, phân loại điều trị. Về cơ sở điều trị nói chung trạm Y tế vẫn đảm bảo đầy đủ, hiện nay có 4 đến 5 phòng để bệnh nhân nằm. Tất cả đều đã được điều trị tại trạm chỉ có một bệnh nhân chuyển tuyến trên”.

Trước đó, vào trung tuần tháng 8, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện 11 ca mắc sốt xuất huyết, Quảng Trị 24 ca. Tuy nhiên các trường hợp mắc bệnh xuất hiện rải rác và kịp thời được khống chế nên các địa phương này không công bố dịch. Tại Quảng Trị, bệnh nhân rải rác ở 4 huyện thị gồm: Hải Lăng, Cam Lộ, Hướng Hóa và Thị xã Quảng Trị. Tuy nhiên, gần một tuần nay, số ca bệnh đã giảm hẳn. Trong ngày 30/8, cả tỉnh chỉ ghi nhận 2 ca mắc mới. Mặc dù vậy, ngành y tế tỉnh vẫn sẵn sàng đề phòng khả năng dịch xảy ra.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết: Sở Y tế chỉ đạo hệ dự phòng tập trung về đến dân kiểm tra và tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống muỗi và cùng với y tế thôn bản, xã kiểm tra các chỉ số muỗi và kiểm tra việc thực hiện của người dân. Còn các hệ điều trị chúng tôi đang tập trung đủ các phương tiện, thuốc men, tăng cường công tác phát hiện điều trị kịp thời.”

Ngành Y tế khuyến cáo, trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt, rất thuận lợi cho muỗi truyền sốt xuất huyết phát triển. Vì vậy, người dân cần chú ý vệ sinh, phun thuốc vào nơi khu trú của muỗi, đặc biệt phải tuân thủ nằm màn phòng chống muỗi đốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một trẻ tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang
Một trẻ tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang

Nguyên nhân do gia đình phát hiện bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị chậm.  

Một trẻ tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang

Một trẻ tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang

Nguyên nhân do gia đình phát hiện bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị chậm.  

Cứu sống một trường hợp trẻ sốt xuất huyết biến chứng
Cứu sống một trường hợp trẻ sốt xuất huyết biến chứng

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống một bệnh nhi bị sốt xuất huyết rất nặng, biến chứng suy đa cơ quan.

Cứu sống một trường hợp trẻ sốt xuất huyết biến chứng

Cứu sống một trường hợp trẻ sốt xuất huyết biến chứng

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống một bệnh nhi bị sốt xuất huyết rất nặng, biến chứng suy đa cơ quan.

Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết ở Bến Tre
Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết ở Bến Tre

Từ đầu năm đến nay, Bến Tre đã có một ca tử vong do bệnh tay chân miệng, 100 ca bệnh sốt xuất huyết nặng (từ độ 3 đến 4).

Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết ở Bến Tre

Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết ở Bến Tre

Từ đầu năm đến nay, Bến Tre đã có một ca tử vong do bệnh tay chân miệng, 100 ca bệnh sốt xuất huyết nặng (từ độ 3 đến 4).