Đồng bào Cơ Tu vùng biên giới Quảng Nam đón Tết trong nhà mới

VOV.VN - Mùa xuân này, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới Quảng Nam được đón Tết trong ngôi nhà mới. Với họ, đây là cái Tết đặc biệt, bởi lần đầu tiên trong đời được ở trong ngôi nhà khang trang, sạch đẹp trong khu dân cư mới tập trung. Tình làng nghĩa xóm càng gắn bó hơn khi Tết đến Xuân về.

 

Giữa làn sương sớm dày đặc, những ngôi nhà bằng gỗ khang trang vừa hoàn thiện đã tạo điểm nhấn khác biệt nơi vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trong căn nhà mới, vợ chồng anh Ríah Nhốp, người dân tộc Cơ Tu, ở thôn Đhung, xã biên giới Ch’ơm, huyện Tây Giang tất bật dọn dẹp nhà cửa, trang trí lại bàn thờ Bác Hồ, không khí Tết đã ùa vào trong nhà. Ngắm nhìn ngôi nhà mới, Ríah Nhốp kể, ngày trước, nhà anh nằm kề chân núi, nỗi lo sạt lở cứ rình rập, căn nhà cũ lợp bằng phên nứa rất chật hẹp đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn. Đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2020, trong đêm khuya, cả nhà anh đang ngủ, bỗng nghe tiếng nổ rầm, một tảng đá rơi từ trên đồi xuống, rất may không ai bị thương vong.

Gia đình Ríah Nhốp thuộc diện hộ nghèo. Hàng ngày, anh và vợ lên rừng làm rẫy. Từ nguồn kinh phí theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam, gia đình anh được cấp mặt bằng và nhận số tiền hỗ trợ gần 70 triệu đồng, vợ chồng anh vay mượn thêm để làm được ngôi nhà vững chắc. Anh Nhốp tâm sự: Tết năm nay, chắc chắn vui hơn vì bà con được quây quần sống gần nhau trong khu dân cư mới.

 “Tôi rất hạnh phúc vì có nhà mới khang trang. Gia đình chuẩn bị Tết, con gà, heo, bánh kẹo. Tết này gia đình cũng như bà con trong thôn, xóm được ấm no, đùm bọc lẫn nhau. Tết nay có nhà mới vui lắm”, anh Ríah Nhốp nói.

Cạnh nhà Ríah Nhốp không xa là ngôi nhà mới của anh Pơloong Tèo, ở thôn Atu 1, xã biên giới Ch’ơm. Vợ chồng anh Pơloong Tèo cưới nhau 5 năm nay, cả 2 vợ chồng đều không có việc làm phải gửi con cho ông, bà nội trông giúp rồi lên rừng làm thuê, mỗi ngày kiếm được 70.000-100.000 đồng. Cuộc sống lúc nào cũng chật vật, lo đủ bữa ăn hàng ngày đã khó, chuyện làm nhà dường như là giấc mơ xa vời.

Tháng 6/2023, địa phương hỗ trợ kinh phí làm nhà mới, bà con trong thôn, bản, nhiều người đến giúp ngày công, vận chuyển vật liệu xây dựng giúp anh làm nhà. Anh Pơloong Tèo nói, đồng bào Cơ Tu nơi biên giới sống lưng chừng đồi núi, mùa mưa lũ thường bị đất đá trên cao sạt lở gây thiệt hại tài sản và nguy hiểm tính mạng…. Nay gia đình Pơloong Tèo được về sống trong khu dân cư mới tập trung, có nhà mới, vợ chồng yên tâm lao động sản xuất.

“Bà con chúng tôi rất vui mừng. Cám ơn Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí làm nhà. Về mặt bằng mới điều kiện tốt hơn nơi cũ, ở gần trường cho các con đi học và đường sá thuận tiện cho bà con đi lại”, anh Pơloong Tèo cho biết.

Ch'ơm là xã biên giới có 100% hộ dân là đồng bào Cơ Tu, cách Trung tâm huyện Tây Giang hơn 60km, phía bên kia là nước Lào. Xã Ch'ơm có 474 hộ nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 73%. Ông Nguyễn Hải, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nói rằng, mấy năm trước, hệ thống giao thông nối các thôn chủ yếu là đường đất, nắng bụi, mưa bùn; đường lên Trung tâm xã cũng lởm chởm ổ gà, ổ voi. Cả xã chỉ có vài ngôi nhà kiên cố, còn chủ yếu là nhà phên gỗ cũ kỹ. Bà con ở đây sống phân tán trên những địa bàn khó khăn, địa hình chia cắt, nguy hiểm, nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở núi.

Ông Nguyễn Hải cho biết thêm, sau khi có Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam, địa phương lồng nghép nhiều nguồn kinh phí khác, nhờ đó xã Ch'ơm có 150 hộ dân được hỗ trợ nhà ở và di dời đến khu dân cư mới:  “Năm nay bà con rất vui mừng có nơi ở mới, giao thông thuận lợi, lượng hàng hoá đến tận thôn, bản đầy đủ, bà con ấm cúng hơn. Ngoài chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những hộ về mặt bằng mới, địa phương quan tâm cấp gạo, hỗ trợ bà con ăn Tết, có quà đảm bảo lương thực, thực phẩm không để bà con thiếu trong dịp Tết”.

Tết năm nay là cái Tết đáng nhớ nhất của đồng bào Cơ Tu nơi vùng cao biên giới huyện Tây Giang. Họ được đón Tết bên gia đình, người thân trong ngôi nhà vững chắc, khang trang, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Đó không chỉ là niềm vui riêng của những người dân nghèo mà cũng là niềm vui chung của các cấp chính quyền, địa phương và bà con hàng xóm từng giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

Ông Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, đến nay, huyện miền núi cao Tây Giang đã bố trí dân cư tập trung 117 điểm ở 63 thôn, hơn 4.600 hộ dân được hỗ trợ mặt bằng và kinh phí làm nhà, tổng trị giá hơn 500 tỷ đồng. Theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, sắp xếp ổn định dân cư miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tây Giang đã có 290 hộ được hưởng thụ chính sách này với tổng kinh phí 31 tỷ đồng. 

 “Nhờ làm tốt công tác sắp xếp bố trí dân cư người dân huyện Tây Giang có chỗ ở ổn định, có đầy đủ cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống như điện, đường, trường trạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị. UBND huyện đã kịp thời hỗ trợ cho các gia đình gạo cho họ có điều kiện đón Tết. Việc sắp xếp dân cư tập trung giúp bà con có cuộc sống ổn định, thực hiện tốt phát triển kinh tế. Đặc biệt, góp phần hiệu quả trong việc phòng chống thiên tai”,  ông Mạc Như Phương chia sẻ.

Tiếng đàn t'rưng, đàn krong put núi rừng Trường Sơn

Mỗi năm, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ xây mới từ 800-1.000 nhà giúp hộ nghèo ở các huyện miền núi, vùng có nguy cơ sạt lở, mỗi nhà trị giá từ 40 triệu đồng, có nhà được hỗ trợ cả trăm triệu đồng. Kết quả này cho thấy, Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn 9 huyện miền núi giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống rất hiệu quả.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khẳng định, tỉnh Quảng Nam đã bố trí, sắp xếp khoảng 7.000 hộ dân ở vùng miền núi nguy cơ cao về sạt lở đến nơi ở mới an toàn: “Nghị quyết của HĐND là hỗ trợ cho nhân dân xen ghép. Mục đích chính quyền là làm sao giúp người dân tránh vùng sạt lở. Thứ 2 là ổn định dân cư để những dịch vụ thiết yếu của Nhà nước đưa tới tận người dân, đó là điện, đường, trường trạm. Cái chúng tôi quan tâm hơn là sinh kế của người dân”.

Mùa xuân mới lại về, dẫu còn đó những khó khăn, vất vả nhưng cuộc sống của đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam dần dần ổn định, an cư lạc nghiệp. Những ngôi nhà mới được đưa vào sử dụng trước Tết Giáp Thìn năm nay đã sưởi ấm tình người vùng biên giới tỉnh Quảng Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mang quà Tết sớm đến với đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng
Mang quà Tết sớm đến với đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng

VOV.VN - Chiều nay (18/01), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức thăm, trao hơn 420 suất quà Tết tặng đồng bào Cơ Tu ở 2 xã miền núi Hoà Bắc và Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

Mang quà Tết sớm đến với đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng

Mang quà Tết sớm đến với đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng

VOV.VN - Chiều nay (18/01), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức thăm, trao hơn 420 suất quà Tết tặng đồng bào Cơ Tu ở 2 xã miền núi Hoà Bắc và Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

Đồng bào Cơ Tu bảo tồn, tạo thu nhập từ sản phẩm truyền thống
Đồng bào Cơ Tu bảo tồn, tạo thu nhập từ sản phẩm truyền thống

VOV.VN - Đan lát là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn. Từ những sợi mây, cây dang, cây nứa… các nghệ nhân Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam đã tạo ra nhiều vật dụng trong gia đình. Các nghệ nhân ở huyện miền núi Tây Giang còn làm ra nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt phục vụ du khách, đem về thu nhập cho gia đình.

Đồng bào Cơ Tu bảo tồn, tạo thu nhập từ sản phẩm truyền thống

Đồng bào Cơ Tu bảo tồn, tạo thu nhập từ sản phẩm truyền thống

VOV.VN - Đan lát là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn. Từ những sợi mây, cây dang, cây nứa… các nghệ nhân Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam đã tạo ra nhiều vật dụng trong gia đình. Các nghệ nhân ở huyện miền núi Tây Giang còn làm ra nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt phục vụ du khách, đem về thu nhập cho gia đình.

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống
Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

VOV.VN - Thiết kế mẫu mã đa dạng theo thị trường, kết hợp hoa văn trang trí độc đáo, kỹ thuật dệt tinh xảo là cách chị em Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam tăng sức hút cho các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống. Hướng đi này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo niềm hứng khởi cho nhiều phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

VOV.VN - Thiết kế mẫu mã đa dạng theo thị trường, kết hợp hoa văn trang trí độc đáo, kỹ thuật dệt tinh xảo là cách chị em Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam tăng sức hút cho các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống. Hướng đi này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo niềm hứng khởi cho nhiều phụ nữ Cơ Tu gắn bó với khung cửi, góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Người có uy tín - "cầu nối” giữa chính quyền và đồng bào Cơ Tu
Người có uy tín - "cầu nối” giữa chính quyền và đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Trong những năm qua, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các bản làng Cơ Tu, người có uy tín trở thành “cầu nối” giữa chính quyền và người dân, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.

Người có uy tín - "cầu nối” giữa chính quyền và đồng bào Cơ Tu

Người có uy tín - "cầu nối” giữa chính quyền và đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Trong những năm qua, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các bản làng Cơ Tu, người có uy tín trở thành “cầu nối” giữa chính quyền và người dân, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.