Đột phá trong giảm nghèo ở Bình Dương

VOV.VN - Là một địa phương nghèo, thuần nông sau 23 năm tái lập tỉnh đến nay, Bình Dương đã vươn mình trở thành một tỉnh công nghiệp, dịch vụ đô thị. Kinh tế phát triển, người dân cũng thoát dần khỏi cảnh nghèo.

Là một địa phương nghèo, thuần nông sau 23 năm tái lập tỉnh đến nay, Bình Dương đã vươn mình trở thành một tỉnh công nghiệp, dịch vụ đô thị. Kinh tế phát triển, người dân cũng thoát dần khỏi cảnh nghèo. Đến nay, Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương; là một trong những địa phương trong cả nước không còn tỷ lệ tái nghèo. Có được “quả ngọt” trong công tác xóa đói, giảm nghèo là nhờ Bình Dương vận dụng nhuần nhuyễn chính sách của Đảng, Nhà nước và nhất là thực hiện nhiều cách làm sáng tạo. 

Trao “cần câu” không trao “con cá”

Nhìn vào cuộc sống hiện nay, bà Phạm Thị Oanh (ngụ ở xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cứ ngỡ là mơ. Cách đây 5 năm bà Oanh không dám nghĩ đến việc có thể cất được căn nhà riêng, con cái được ăn học đầy đủ. Bà Oanh cho biết, sự “đổi vận” của bà là do chính sách vay vốn của chính quyền địa phương với hộ nghèo. Bên cạnh việc được vay vốn bà còn được giới thiệu các mô hình làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Đến năm 2017, gia đình bà Oanh chính thức thoát khỏi cái danh “hộ nghèo”.

“Gia đình vay vốn Nhà nước để có động lực vươn lên. Ngày xưa ở chung với ngoại không có nhà, đi lượm mủ cao su, giờ có tiền cất được căn nhà nhỏ. Có mái ấm gia đình thì đầu óc mới bền vững mới đi làm, gom góp từ việc nhỏ đến lớn, thì từ từ có dư”, bà Oanh chia sẻ.

Trên con đường vươn lên thoát nghèo, hơn ai hết gia đình ông Mai Huy Đồng (ngụ ở xã Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) thấm cái nghĩa cái tình mà cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Kể về những năm tháng khó khăn, ông Đồng cho biết, hai vợ chồng không có công việc ổn định, lại phải lo cho 4 đứa con ăn học nên khổ vẫn hoàn khổ. May mắn, gia đình được chính quyền địa phương hỗ trợ tiếp cận chương trình bò sinh sản, tiếp cận vốn vay. Có điều kiện làm ăn, với gia đình ông Đồng đó là điều hạnh phúc rất to lớn.

“Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Nhà nước, chúng tôi được nhận hỗ trợ  thêm 1 con bò chăn nuôi. Tăng gia cũng thêm được chút đỉnh, cuộc sống tạm ổn định. Chúng tôi cũng cố gắng thoát nghèo”, ông Đồng cho hay.

Không chỉ hỗ trợ người nghèo về vốn, Bình Dương còn thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo học nghề miễn phí, tạo việc làm; từ đó giúp họ nâng ý thức, trách nhiệm trong phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước thoát nghèo. Ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật-Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Dương cho biết, với mô hình “Dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng”, người nghèo được chọn nghề phù hợp. Sau khi học xong thì họ được hỗ trợ vốn, phương tiện để lao động.

“Với sự hỗ trợ không nhiều, tùy đối tượng nhưng các cá nhân, hộ gia đình rất quý, trân trọng và đã phát huy nguồn vốn. Chúng tôi thấy rằng mình đã góp phần vào công tác giảm nghèo, công tác an sinh xã hội của tỉnh Bình Dương”, ông Nguyễn Văn Nam thông tin.

Người nghèo luôn được quan tâm

Nhờ cách làm sáng tạo, vận dụng hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước, năm 2006, Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương. Năm 2010, Bình Dương quyết định nâng chuẩn nghèo cao gấp 2 lần so với cả nước; năm 2013, tiếp tục nâng chuẩn nghèo lần thứ 2. Đến nay, chuẩn nghèo Bình Dương cao gấp 1,7 lần so với chuẩn Trung ương.

Chuẩn nghèo được nâng lên đồng nghĩa với việc tỉnh sẽ có thêm rất nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thế nhưng, bằng các chính sách giảm nghèo hiệu quả, đến nay Bình Dương chỉ còn 3.800 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,31% tổng hộ nhân dân. Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc giảm nghèo hiệu quả là nhờ xác định và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo để dần giúp họ thoát nghèo. Chính vì vậy, hàng năm, Bình Dương tổ chức nhiều đợt tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các hộ nghèo để hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ; từ đó đưa ra những chính sách hộ trợ thiết thực. Ngoài việc hỗ trợ bằng vật chất thì động viên bằng tinh thần cũng là cách làm được sáng tạo của địa phương này. Thông qua các mô hình, như “Một cán bộ kèm một hộ nghèo”, “Cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo”… cán bộ, đảng viên đã cùng người nghèo vượt lên khó khăn.

Là địa phương xây dựng Mô hình “Cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo”, ông Phạm Văn Thành, Phó bí thư phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An chia sẻ, từ năm 2018 đến nay, qua cách làm này đã giúp 40 hộ thoát nghèo, 29 hộ thoát cận nghèo.

“Mô hình còn tạo được sự gắn kết, niềm tin của nhân dân vào cán bộ Đảng viên và cấp ủy chính quyền. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để cán bộ Đảng viên phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đạt hiệu quả”, ông Phạm Văn Thành cho hay.

Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau, trong giai đoạn tới 2021-2025, ngoài thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng đa chiều mà tỉnh đặt ra, Bình Dương còn căn cứ vào tiêu chí quan trọng, để làm sao người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, khả năng tiếp cận thông tin…

Ông Hà Minh Trung, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương nói: "Công tác giảm nghèo sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình sinh kế, tạo việc làm hiệu quả cho người nghèo; đổi mới công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm. Phối hợp với Mặt trận tổ quốc thực hiện phong trào thi đua yêu nước như mỗi tổ chức cá nhân giúp hộ nghèo”.

Có thể nói, kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững như trên là do Bình Dương đã vận dụng tốt chính sách chung, sáng tạo trong cách làm, nhưng quan trọng nhất là người dân nơi đây luôn nghị lực vươn lên để thoát khỏi cái tên “hộ nghèo”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây thạch đen góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Cao Bằng
Cây thạch đen góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Cao Bằng

VOV.VN - Thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Cao Bằng, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.

Cây thạch đen góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Cao Bằng

Cây thạch đen góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Cao Bằng

VOV.VN - Thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Cao Bằng, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.

Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xoá đói giảm nghèo của Indonesia
Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xoá đói giảm nghèo của Indonesia

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Indonesia tới mức suy thoái nghiêm trọng và có khả năng tăng trưởng bằng âm vào quý này.

Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xoá đói giảm nghèo của Indonesia

Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xoá đói giảm nghèo của Indonesia

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Indonesia tới mức suy thoái nghiêm trọng và có khả năng tăng trưởng bằng âm vào quý này.

Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo
Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo

VOV.VN - Giải Nobel Kinh tế năm 2019 vừa được trao cho 3 nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo.

Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo

Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo

VOV.VN - Giải Nobel Kinh tế năm 2019 vừa được trao cho 3 nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo.