Dự án “dê đợi chuồng” ở Sơn La

VOV.VN - Gần 1 năm đã trôi qua, những con dê ở các xã nghèo của huyện Quỳnh Nhai vẫn đang đợi chuồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cho các hộ nghèo, năm 2014, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã thực hiện các phương án hỗ trợ vật nuôi cho 7 xã, 96 bản với hơn 1.700 hộ nghèo. Trong đó, có phương án hỗ trợ tiền làm chuồng và giống dê lai bách thảo cho 96 hộ dân thuộc 5 xã nghèo của huyện. Tuy nhiên, gần 1 năm trôi qua, dê thì người dân đã nhận, nhưng chuồng thì vẫn chưa thấy đâu.

Trên những sườn đồi của các xã Mường Chiên, Chiềng Bằng, Chiềng khay, Mường Sại, dễ dàng bắt gặp những đàn dê bách thảo tha thẩn kiếm ăn. Đó là những đàn dê được hỗ trợ từ chương trình 30a cho 96 hộ nghèo thuộc các xã Mường Chiên, Chiềng Bằng, Mường Sại, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Khay. Chương trình hỗ trợ cho mỗi hộ 1 con dê và 2 triệu đồng tiền mặt làm chuồng trại. Tuy nhiên dê đã đưa về gần 1 năm, nhưng đến nay người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ làm chuồng.

Ông  Lò Văn Huế ở bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai nói: “Dê ở bản dễ nuôi hơn dê bách thảo. Vì nó không ăn tạp như dê ở bản. Chúng tôi đã có dê và giờ mong muốn nhà nước hỗ trợ tiền để làm chuồng trại cho an toàn và phát triển tốt hơn”.

Gần 1 năm trôi qua, dê thì người dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
 đã nhận, nhưng chuồng thì vẫn chưa thấy đâu.

Dê bách thảo được đưa lên Quỳnh Nhai từ các tỉnh miền xuôi, cách thức chăm sóc, chăn nuôi cũng khác so với dê bản địa. Nhưng khi được đưa về, một phần do người dân quen chăn nuôi theo tập quán, một phần vì chưa được hỗ trợ tiền xây chuồng trại, nên những con dê bách thảo đáng ra phải được chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt, vẫn được thả một cách tự nhiên, bất kể thời tiết nắng mưa, sương giá. 

Ông  Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai cho biết: “Theo tôi, chúng ta phải làm theo quy định, tức là làm chuồng trước sau đó mới cấp dê”.

Không có chuồng xây theo đúng quy cách, người dân ai có điều kiện thế nào làm chuồng thế ấy, những mảnh tre miếng gỗ được quây lại thành chuồng. Người dân cũng chỉ nuôi dê theo kinh nghiệm, chính vì thế đã có trường hợp dê bị bệnh chết, nhưng người dân cũng chỉ biết xem đó như là may rủi, không biết lý do dê bệnh và cũng không biết cách cứu chữa.

Cán bộ phòng nông nghiệp cùng cán bộ khuyến nông đã tăng cường về các bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê, song do nguồn thức ăn không đảm bảo, khí hậu không phù hợp, nên đàn dê được hỗ trợ phát triển không như mong muốn.  Ông Lưu Bình Khiêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cho biết: “Năm 2014, huyện đã triển khai các phương án, tổng kinh phí hỗ trợ cho dân là  15 tỷ, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho giống là 11,5 tỷ. Số tiền còn lại là hỗ trợ chuồng trại. Do ngân sách cấp từ Trung ương về đia phương mới đủ hỗ trợ cho dân về giống, còn chuồng trại chưa có để hỗ trợ cho dân. Chúng tôi dự kiến năm 2015, nguồn 30a về sẽ ưu tiên hỗ trợ cấp chuồng trại cho dân”.

Theo cán bộ nông nghiệp huyện, những cái chuồng nuôi dê tạm bợ không đúng kỹ thuật được làm bằng tre, nứa cần phải được xây dựng lại. Tuy nhiên đã là hộ nghèo, bà con không đủ tiền cũng như đủ điện kiện để xây chuồng trại. Gần 1 năm đã trôi qua, những con dê ở các xã nghèo của huyện Quỳnh Nhai vẫn đang đợi chuồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả giảm nghèo từ Nghị quyết 30a
Hiệu quả giảm nghèo từ Nghị quyết 30a

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm từ 4 - 7% so với mục tiêu

Hiệu quả giảm nghèo từ Nghị quyết 30a

Hiệu quả giảm nghèo từ Nghị quyết 30a

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm từ 4 - 7% so với mục tiêu

Mô hình nuôi dê tại Tiền Giang cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi dê tại Tiền Giang cho hiệu quả kinh tế cao

VOV.VN -Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang và Bến Tre phát triển mạnh mô hình nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. 

Mô hình nuôi dê tại Tiền Giang cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi dê tại Tiền Giang cho hiệu quả kinh tế cao

VOV.VN -Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang và Bến Tre phát triển mạnh mô hình nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. 

Vì sao dê hộ nghèo lại 'vào nhầm' nhà Bí thư Huyện ủy
Vì sao dê hộ nghèo lại 'vào nhầm' nhà Bí thư Huyện ủy

Để giúp người nghèo huyện Thạch Thành phát triển chăn nuôi, thoát nghèo, UBND thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã cấp cho Thạch Thành 24 con dê.  Tuy nhiên, một nửa số dê này lại bị “cấp nhầm” cho Bí thư Huyện ủy.

Vì sao dê hộ nghèo lại 'vào nhầm' nhà Bí thư Huyện ủy

Vì sao dê hộ nghèo lại 'vào nhầm' nhà Bí thư Huyện ủy

Để giúp người nghèo huyện Thạch Thành phát triển chăn nuôi, thoát nghèo, UBND thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã cấp cho Thạch Thành 24 con dê.  Tuy nhiên, một nửa số dê này lại bị “cấp nhầm” cho Bí thư Huyện ủy.

Vụ hỗ trợ dê giống sai đối tượng: Thêm 3 hộ nghèo được nhận dê
Vụ hỗ trợ dê giống sai đối tượng: Thêm 3 hộ nghèo được nhận dê

UBND huyện Thạch Thành thống nhất hỗ trợ thêm cho 3 hộ nghèo tại xã Thành Yên 12 con dê giống.

Vụ hỗ trợ dê giống sai đối tượng: Thêm 3 hộ nghèo được nhận dê

Vụ hỗ trợ dê giống sai đối tượng: Thêm 3 hộ nghèo được nhận dê

UBND huyện Thạch Thành thống nhất hỗ trợ thêm cho 3 hộ nghèo tại xã Thành Yên 12 con dê giống.

Kiểm tra thực hiện Nghị quyết 30a tại Quảng Nam
Kiểm tra thực hiện Nghị quyết 30a tại Quảng Nam

(VOV) - Tổng kinh phí bố trí đầu tư phát triển tại 4 huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam trên 148 tỷ đồng.

Kiểm tra thực hiện Nghị quyết 30a tại Quảng Nam

Kiểm tra thực hiện Nghị quyết 30a tại Quảng Nam

(VOV) - Tổng kinh phí bố trí đầu tư phát triển tại 4 huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam trên 148 tỷ đồng.