Dư luận về 30% công chức "có cũng như không"

(VOV) -Nhiều độc giả hiến kế, giải pháp để tiệt trừ 30% số công chức, viên chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" trong cơ quan Nhà nước.

Sau khi đăng bài viết “Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường” trên chuyên mục Blog toàn soạn, VOV online nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả gửi đến tòa soạn.

Bạn đọc lelinh cho rằng, con số 2.000 tỷ đồng đưa ra trong bài báo chỉ là số tiền để chi trả cho những cán bộ tính theo mức lương tối thiểu. Nhưng số cán bộ công chức dạng “sáng cắp xe ô tô đi tối cắp về” chiếm đa số là những chuyên viên, cán bộ lâu năm, chức vụ cao cũng có. Cho nên, theo tính toán của bạn lelinh, số tiền Nhà nước chi ra để trả cho những cán bộ này có lẽ gấp đôi con số ngàn tỉ đấy.

Bạn lelinh cũng tâm sự, mình từng làm công chức nhưng đã thất bại trong cương vị này vì đồng lương ít ỏi, môi trường làm việc nhiều khi không thuận lợi. Bạn lelinh nhận xét rằng, chính những công chức, cán bộ lớn tuổi dạng “sáng cắp xe ô tô đi tối cắp về”, đặc biệt là những người lớn tuổi nhiều khi khiến cho lớp trẻ không còn mạnh dạn trong đổi mới, sáng tạo, mất tính cương quyết trong phán đoán.

Bình luận về con số “30% công chức ăn hại” độc giả Hồng Mến cho rằng con số này phải trên 50% mới đúng. Theo phân tích của bạn Hồng Mến, cách đây khoảng 3 năm, việc chưa chặt chẽ trong công tác tuyển dụng nên các sếp đưa hết người thân vào cơ quan Nhà nước.

Theo bạn Lê Đức Hiến, hiện có nhiều công chức vô dụng. “Sao chúng ta cứ nói giảm biên chế mà chẳng giảm đươc ai cả, mỗi năm lại phình to ra, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn đến việc này. Đây cũng là chống tham nhũng lãng phí”, bạn Lê Đức Hiến nói.

Còn độc giả tên Ngan nói rằng, những người công chức như thế nên tự mình rút lui chứ cứ ngồi ăn hại thì thật là phí. “Hiện nay, đang trong quá trình hội nhập mà những công chức ngồi không, ăn lương Nhà nước như thế thì chỉ khiến đất nước tụt hậu thôi”.

Độc giả vu ngoc tâm sự rằng, cũng có nhiều ông bạn như thế. “Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với họ, họ không có trình độ thật sự, sáng chỉ biết xách cặp đi, tối thì xách cặp về. Lúc trước, tôi không hiểu sao họ được tuyển vào làm công chức Nhà nước. Sau này tôi mới biết, bởi vì họ là con những ông lớn, những người có chức có quyền. Tôi nghĩ đuổi họ ra khỏi cơ quan Nhà nước rất khó, vì họ đa phần là con cháu những ông lớn, như vậy đụng chạm rất nhiều người. Trừ khi Chính phủ phải thật quyết tâm, thì thực trạng trên mới thuyên giảm được”, độc gải vu ngoc nhìn nhận.

Tại Cuộc họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nói rằng: “Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn”. Phó Thủ tướng còn chỉ rõ ra rằng, trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.

Không bình luận quá dài dòng, độc giả zolbo chỉ nói câu ngắn gọn: “Chung quy cũng do lỗi ở cơ chế nên mới tạo ra đội ngũ cán bộ công chức này”.

Bàn về giải pháp hạn chế số công chức trên đang tồn tại trong các cơ quan Nhà nước, độc giả lelinh cho rằng nên đặt ra một sự tuyển chọn sàng lọc công khai minh bạch, có như vậy thì mới có những công chức có năng lực, và những người trẻ mới có thể làm nhiều hơn, đúng năng lực của mình hơn.

“Đổi mới luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với đất nước ta hiện nay. Cần làm triệt để ngay từ bây giờ mới mong tương lai sáng lạng. Đừng vì lòng thương hại, sự yếu mềm mà làm khổ dân”, độc giả lelinh nói.

Còn bạn Nguyễn Văn Luận thậm chí đề nghị rằng: Nên chăng để những công chức thuộc số 30% này ở nhà, vẫn trả lương đầy đủ, thậm chí cả thưởng nữa, như vậy cũng đã tiết kiệm được khá nhiều ngân sách do không phải chi những thứ mà họ xài ở cơ quan và không cản trở những người làm việc nghiêm túc.

Tuy nhiên độc giả quanghunghanoi nhìn nhận rằng, giờ nói thì dễ nhưng làm mới khó. Trong một cơ quan xác định được ai nằm trong 30% những kẻ ăn hại cũng khó như tìm ra kẻ tham nhũng vậy. Họ có thể là con cháu, người nhà của sếp, hoặc của bạn sếp gửi vào hoặc cái kiểu có 100 triệu đồng để vào công chức…

Vậy một viên chức bình thường ai có đủ dũng khí để tố cáo kẻ ăn hại đây ??? Nên cái 30% này đã và sẽ còn tồn tại lâu dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?
30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

(VOV) -Số công chức đó cụ thể là ở đâu, là ai và tại sao họ vẫn “tồn tại” trên những vị trí công tác?

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

(VOV) -Số công chức đó cụ thể là ở đâu, là ai và tại sao họ vẫn “tồn tại” trên những vị trí công tác?

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường
Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

(VOV) - Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

(VOV) - Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó