Gần 400 doanh nghiệp tuyển dụng 40.000 vị trí việc làm

VOV.VN - Hôm nay (31/7), Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức Sàn giao dịch việc làm liên kết vùng giữa Thành phố với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành lân cận.

 

Sàn giao dịch việc làm được tổ chức trực tiếp và bằng hình thức kết nối trực tuyến trên nền tảng Skype, Zoom,… diễn ra tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic (Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12).

Ông Trần Vân Nam, Giám đốc Cơ sở đào tạo Trường Cao đẳng FPT Polytechnic tại TP.HCM cho biết, trong ngày hội việc làm hôm nay, có hơn 1.000 sinh viên tham gia tiếp xúc trực tiếp tìm hiểu nhu cầu, môi trường làm việc của doanh nghiệp. TP.HCM là một điểm liên kết vùng rất quan trọng, do đó hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

 “Nếu như mọi năm là chỉ tổ chức một ngày hội việc làm, sự kết nối còn ít cơ hội va chạm nhưng đợt này các bạn sinh viên đã được tìm hiểu rất sâu. Chúng tôi kỳ vọng sinh viên chuẩn bị kỹ hơn về tâm thế tinh thần, thái độ trước khi tiếp xúc với doanh nghiệp và các bạn sẽ có được sự tiếp xúc tốt nhất để các bạn bước vào thị trường lao động với tâm thế sẵn sàng để học hỏi, trải nghiệm, sẵn sàng để chà xát mình với với thực tế, để các bạn hòa nhập được với nhu cầu của doanh nghiệp”- ông Nam nói.

Sàn giao dịch việc làm liên kết giữa TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành lân cận năm 2024 có sự tham của 23 trung tâm dịch vụ việc làm, 45 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại điểm cầu TP.HCM. Ngoài ra, có 339 doanh nghiệp tuyển dụng trực tuyến tại các tỉnh/thành phố với 39.366 vị trí việc làm. 

Nhu cầu các doanh nghiệp phần lớn tập trung ở những ngành như công nghệ thông tin, kỹ thuật, kinh doanh, cơ khí, nhà hàng, kho vận logistic, dệt may, lắp ráp điện tử …

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho biết, sàn nhằm liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực; giữ vai trò quan trọng trong mối liên kết vùng phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, sàn giao dịch việc làm liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tiếp cận các phương thức tuyển dụng; các tỉnh thành phố có nguồn lao động dồi dào hỗ trợ các tỉnh, thành phố còn lại về nguồn lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.

 “Dịp này cũng là trước thềm của việc tuyển dụng học viên, sinh viên của các trường Cao đẳng, Đại học. Thì chúng tôi cũng mong muốn các trường định hướng cho các em chọn các ngành nghề đúng với cái sở trường của mình để sau này có thể ra trường có được việc làm ổn định trên cái cơ sở mà các ngành học mình đã học”- bà Thục nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nhân ngừng việc tập thể ở Đồng Nai chấp nhận đi làm trở lại
Công nhân ngừng việc tập thể ở Đồng Nai chấp nhận đi làm trở lại

VOV.VN - Chiều nay (24/7), Công đoàn Khu công nghiệp TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thông tin về tình hình công nhân tại Công ty TNHH Yupoong Việt Nam (Khu công nghiệp Loteco) ngừng việc tập thể nhiều ngày qua.

Công nhân ngừng việc tập thể ở Đồng Nai chấp nhận đi làm trở lại

Công nhân ngừng việc tập thể ở Đồng Nai chấp nhận đi làm trở lại

VOV.VN - Chiều nay (24/7), Công đoàn Khu công nghiệp TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thông tin về tình hình công nhân tại Công ty TNHH Yupoong Việt Nam (Khu công nghiệp Loteco) ngừng việc tập thể nhiều ngày qua.

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

Tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề
Tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, phạm vi của cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi phải bám sát yêu cầu của Luật Đất đai, những điểm tiếp tục kế thừa, những điểm mới.

Tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề

Tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, phạm vi của cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi phải bám sát yêu cầu của Luật Đất đai, những điểm tiếp tục kế thừa, những điểm mới.