Gần 46% người thi trượt bằng lái ô tô ở TP.HCM

VOV.VN - Tính đến hết tháng 11/2023, Sở GTVT TP.HCM tổ chức 2.150 kì thi với 394.557 lượt thí sinh tham dự, trong đó tỷ lệ đậu sát hạch ô tô hơn 54%, tỷ lệ trượt là gần 46%.

Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT liên quan đến việc đổi mới, tăng cường quản lý, phòng chống tiêu cực và nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Theo Sở GTVT TP.HCM, năm 2023, công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe trên địa bàn giảm cả về số lượng và chỉ tiêu.

Nguyên nhân là do một số quy định mới trong đào tạo như áp dụng thiết bị theo dõi thời gian, quãng đường học lái xe trên đường, cabin điện tử, tăng nội dung sát hạch… khiến nhiều thí sinh ngại đi thi. Cũng vì nguyên nhân này mà tỷ lệ thi đậu trong các kì thi cấp giấy phép lái xe giảm so với năm 2022.

Theo đó, tính đến hết tháng 11/2023, Sở GTVT tổ chức 2.150 kì thi với 394.557 lượt thí sinh tham dự (giảm 60,12%).

Trong đó, số lượng thí sinh đậu và được cấp giấy phép lái xe là 274.813 thí sinh với 194.925 thí sinh đạt sát hạch mô tô, tỷ lệ đậu là 78,72% (giảm 36%). Với các thí sinh dự thi sát hạch ô tô, có 9.888 thí sinh đậu, tỷ lệ đậu là 54,19% (giảm 55,4%). 

Sở GTVT TP.HCM đánh giá, dù số lượng học viên tham gia các khóa đào tạo lái xe và số lượng học viên đạt sát hạch giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe hiện nay đang từng bước tăng lên. Nguyên nhân do các cơ sở đào tạo đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tổ chức đào tạo lái xe, đúng, đủ nội dung theo quy định.

Hiện, TP.HCM có có 56 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 18 cơ sở hoạt động đào tạo mô tô và 19 trung tâm sát hạch lái xe đang hoạt động (gồm: 3 trung tâm sát hạch loại 1; 6 trung tâm sát hạch loại 2 và 10 trung tâm sát hạch loại 3).

Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong năm nay đã thanh tra, kiểm tra 39/59 cơ sở đào tạo, 19/19 trung tâm sát hạch.

Kết quả, xử phạt vi phạm hành chính đối với 22 cơ sở đào tạo với tổng số tiền xử phạt gần 170 triệu đồng, đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh 15 cơ sở đào tạo.

Ngoài ra, Thanh tra Sở GTVT đã lập hồ sơ, thủ tục chuyển Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với 4 cơ sở đào tạo và lập hồ sơ, thủ tục chuyển cơ quan công an đối với 3 cơ sở đào tạo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

VOV.VN - Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bị thu giữ giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện ra đường.

Người bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

VOV.VN - Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bị thu giữ giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện ra đường.

Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?
Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?

VOV.VN - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái xe mà vẫn lái xe có thể bị phạt cao nhất 4 triệu đồng.

Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?

Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?

VOV.VN - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái xe mà vẫn lái xe có thể bị phạt cao nhất 4 triệu đồng.

Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?
Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?

VOV.VN - Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Các loại bằng lái xe quốc tế khác sẽ không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ nước ta.

Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?

Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?

VOV.VN - Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Các loại bằng lái xe quốc tế khác sẽ không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ nước ta.