Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam có nhiều khởi sắc, các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Song, nhiều nơi vẫn tồn tại một số hủ tục, đời sống kinh tế khó khăn. Để từng bước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của già làng.

 

Tại huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện chàng trai Cơ Tu A Lăng Blong đòi lại “của cải” khi vợ chồng ra tòa ly dị vẫn được nhiều người nhắc đến. Thậm chí, nhiều đôi vợ chồng Cơ Tu khác còn cãi nhau vì nhà trai quyết tâm đòi lại lễ vật đã cho khi thách cưới nhưng nhà gái không chịu trả. Già làng Bhơ Nướch Buh, người Cơ Tu ở thôn A Rui, xã Dang, huyện Tây Giang cho biết, ngoài tục thách cưới, đòi của, tại địa phương có lúc xảy ra tảo hôn, cúng bái khi ốm đau, nhà có việc hiếu, hỉ thì uống rượu nhiều ngày … Những nhà nào còn chuyện như vậy, già làng Bhơ Nướch Buh lại tìm đến tuyên truyền, vận động bà con loại bỏ hủ tục.

Già làng Bhơ Nướch Buh chia sẻ, bản thân ông luôn gương mẫu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa”, vươn lên phát triển kinh tế gia đình: “Ở thôn chúng tôi đối với những việc làm không đúng tôi thường xuyên nhắc nhở bà con. Như việc tảo hôn, tôi tuyên truyền, vận động bà con không để xảy ra. Như năm vừa rồi thôn A Rui có trường hợp tảo hôn, chúng tôi tốn rất nhiều công sức giải quyết, sau khi xong rồi mới yên tâm được. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở bà con đừng tin vào cúng bói, mà hãy tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế”.

Còn già làng Nguyễn Thanh Phương, người Ca Dong ở thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My cho biết, ông có khu đất rộng dự kiến cho các con làm nhà. Thế nhưng, khi UBND huyện Nam Trà My cần đất để làm nhà cộng đồng tránh lũ, ông đã tự nguyện hiến cả khu đất của gia đình để chính quyền xây dựng công trình tránh lũ. Từ đó, mỗi khi ông Phương vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn hay các thực hiện chính sách mới, người dân đều nghe theo: “Trên cơ sở mình làm trước rồi nói cho bà con nghe, họ rất là tin tưởng. Chọn những đối tượng nào khá hơn, nhỉnh hơn để tuyên truyền, vận động trước. Còn những người khó khăn hơn thì h tuyên truyền sau. Mình vừa có kinh nghiệm, vừa có quá trình mình thuyết phục, lần lượt chỉ bày từ cái nhỏ cho đến cái lợi nhất, thuận lợi nhất khó khăn nhất để người dân thấy”.

Thông qua vai trò, tiếng nói của các già làng, người có uy tín, nhiều hủ tục ở các địa phương miền núi dần được xóa bỏ. Người dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia. Nổi bật là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Lê Đình Khánh, người dân tộc Ca Dong, quyền Chủ tịch UBND xã Trà Tập huyện Nam Trà My khẳng định, các già làng, người có uy tín trong cộng đồng có vai trò tiên phong trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: “Việc xét chọn già làng, người có uy tín là do thôn xét chọn. Hiện nay, vai trò trách nhiệm của già làng, trưởng bản, công tác tuyên truyền này khác thì các già làng đều tham gia. Người dân đều thống nhất theo ý kiến của già làng. Đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, nhận cây giống con vật nuôi, đều tham khảo ý kiến của già làng. Vai trò của già làng rất quan trọng trong việc phối hợp tuyên truyền các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ có già làng tham gia thì công tác tuyên truyền mới có hiệu quả, nhất là mô hình liên kết chuỗi trồng sâm Ngọc Linh, liên kết chuỗi trồng cây thất diệp nhất chi hoa".

Tỉnh Quảng Nam hiện có 397 già làng, người có uy tín cấp tỉnh, ngoài ra còn có đông đảo người có uy tín cấp huyện, xã được người dân bầu chọn. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam thường xuyên quan tâm hỗ trợ đội ngũ già làng, người có uy tín. Qua đó, phát huy vai trò của các già làng, người có uy tín trong tuyên truyền thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tham mưu với lãnh đạo tỉnh thực hiện một số chính sách động viên như cấp phát ấn phẩm sách báo, tổ chức cho họ đi tham quan, học hỏi trong và ngoài tỉnh.

Ông Hà Ra Diêu, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn, nâng cao kiến thức tuyên truyền, vận động cho đội ngũ già làng, người có uy tín ở cơ sở: “Chúng tôi tham mưu cho tỉnh hỗ trợ cho người có uy tín khi đau ốm, hỗ trợ cho người có uy tín chế độ bảo hiểm, tang lễ khi qua đời. Chúng tôi có quy chế hoạt động đàng hoàng. Bởi người có uy tín họ là những cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không những về chủ trương chính sách của Đảng, còn là bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, vai trò họ rất tốt. Bên cạnh đó, họ còn là những người tuyên truyền thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Chúng tôi ở trên tỉnh, khi về địa phương cơ sở, chúng tôi cũng dựa rất nhiều vào đội ngũ người có uy tín này”.

Những năm gần đây, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng cao, văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy... Những kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định: “Nếu vai trò của già làng, người có uy tín thật sự mẫu mực, thực sự gương mẫu thì đây là kênh tuyên truyền, vận động bà con hiệu quả nhất. Bởi mọi người đều nghe theo già làng, nghe theo người có uy tín trong bản, trong làng mình rất tốt. Vì vậy, tôi thường xuyên gặp mặt các già làng trong các dịp Lễ tết hoặc các hội nghị tôi cũng đều nói  về việc này. Tôi cũng thường xuyên biểu dương những tấm gương sáng của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi cũng gửi gắm tình cảm và trách nhiệm của mình cho các vị già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Nam".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Các địa phương ở tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững, để cuộc sống của đồng bào ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Các địa phương ở tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững, để cuộc sống của đồng bào ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế khởi sắc
Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế khởi sắc

VOV.VN - Trong 2 năm 2022 - 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ hơn 370 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau gần 2 năm thực hiện, diện mạo vùng núi của tỉnh đã có nhiều khởi sắc.

Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế khởi sắc

Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế khởi sắc

VOV.VN - Trong 2 năm 2022 - 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ hơn 370 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau gần 2 năm thực hiện, diện mạo vùng núi của tỉnh đã có nhiều khởi sắc.

Cần cơ chế đặc thù cho an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu sổ
Cần cơ chế đặc thù cho an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu sổ

VOV.VN - ĐBQH đề nghị có cơ chế đặc thù ưu đãi trong các chương trình cho những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn theo hướng được tỷ lệ hỗ trợ cao hơn, để các địa phương này có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cần cơ chế đặc thù cho an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu sổ

Cần cơ chế đặc thù cho an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu sổ

VOV.VN - ĐBQH đề nghị có cơ chế đặc thù ưu đãi trong các chương trình cho những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn theo hướng được tỷ lệ hỗ trợ cao hơn, để các địa phương này có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang
Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

VOV.VN - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, công tác đào tạo nghề ở tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến góp phần giúp cho hàng vạn lượt lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề tham gia và các hoạt động lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

VOV.VN - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, công tác đào tạo nghề ở tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến góp phần giúp cho hàng vạn lượt lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề tham gia và các hoạt động lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.