69% học sinh chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao

VOV.VN - Năm học 2019-2020 có 69% số học sinh chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao, 76,5% số học sinh không đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực theo tuổi.

Chiều nay (2/10) Bộ GD-ĐT tổ chức Lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Trước đó, ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 – 2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trường chuyên biệt.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần (từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020). Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở tuổi học đường và tiền học đường gồm thiếu và thừa dinh dưỡng là cửa ngõ của nhiều bệnh mãn tính không lây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em, học sinh.

Cả nước vẫn còn gần 40% số trường có bếp ăn tập thể, căng tin chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ cán bộ cấp dưỡng trong trường học chưa được đào tạo bài bản, thực đơn bữa ăn chưa bảo đảm khoa học. Công tác tổ chức bữa ăn bán trú còn nhiều khó khăn đặc biệt các trường, điểm trường vùng sâu, vùng xa, miền núi, do điều kiện kinh tế còn hạn chế.

Trong năm học 2018 - 2019, tại các trường học mầm non và phổ thông, vẫn còn 22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp. Số lượng nhà vệ sinh đủ nước sạch và xà phòng rửa tay chỉ chiếm khoảng 65,6%. Số trường có đủ nước uống và nước sinh hoạt chỉ chiếm khoảng 62,8%. Vệ sinh môi trường kém là nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh lây nhiễm trong trường học.

Việc gia tăng gánh nặng học tập, ô nhiễm môi trường, những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh học đường. Hiện nay, hơn 40% học sinh mắc tật khúc xạ. Gần 90% học sinh mắc bệnh răng miệng, 7 đến 15 % học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống... Những căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động sinh hoạt, vui chơi và chất lượng sống của các em học sinh và để lại hậu quả lâu dài.

Mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước. Tỉ lệ này cao gấp 10 lần các nước phát triển. Điều đó cho thấy sự cần thiết có những giải pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh trong và ngoài trường học.

Về giáo dục thể chất và thể thao trường học, năm học 2019-2020 có 69% số học sinh chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao, 76,5% số học sinh không đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực theo tuổi. Việc thiếu đầu tư cơ sở vật chất cũng là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết, hiện nay, cả nước có trên 40.493 cơ sở giáo dục phổ thông và mầm non với hơn 23 triệu trẻ em, học sinh chiếm khoảng 25% tổng dân số. Bên cạnh sự quan tâm về giáo dục, trẻ em, học sinh vẫn cần và rất cần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật thường gặp và các bệnh do chính yếu tố học đường gây ra. Vì vậy, cần phải chăm sóc cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Các Bộ, ngành địa phương đã triển khai một số chương trình, dự án nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các em như phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm... Tuy nhiên, sức khỏe học đường vẫn đang là vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa để bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho các em, trong đó bao gồm dinh dưỡng và bữa ăn học đường, nước sạch và vệ sinh trường học, bệnh học đường, giáo dục thể chất và thể thao trường học. 

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực trạng tình hình sức khỏe, bệnh tật của trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục tại Việt Nam, những khó khăn, hạn chế trong việc phối hợp triển khai lồng ghép các Chương trình, Đề án về cải thiện sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho trẻ em, học sinh, Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án tổng thể về Sức khỏe học đường, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có chương trình bữa ăn học đường thay thế chương trình sữa học đường do Bộ Y tế thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2021”.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025. Ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 - 2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Mục tiêu Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến là duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. Chương trình đề ra 5 nhóm nội dung quan trọng, tương ứng với đó là các chỉ tiêu cụ thể và 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp tích cực.

Với việc đưa ra 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp, Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 có sự tham gia của 9 Bộ và các ban ngành, cơ quan liên quan; Uỷ ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố, sự hưởng ứng của hơn 22 triệu học sinh, hàng chục triệu phụ huynh và giáo viên tại gần 41.950 trường học trên phạm vi cả nước cùng các lực lượng xã hội đã chung tay hỗ trợ triển khai các giải pháp cơ bản nêu trong chương trình.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD-ĐT rất vinh dự được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình. Đây chính là cơ hội để Bộ GD-ĐT cùng toàn ngành Giáo dục đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ về thể chất và tinh thần học sinh, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng dạy và học trong các nhà trường; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ GD-ĐT rất mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cá nhân, tổ chức liên quan liên quan và các địa phương để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, hoàn thành mục tiêu của Chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiết học đặc biệt "2 trong 1" của học sinh tiểu học Hà Nội
Tiết học đặc biệt "2 trong 1" của học sinh tiểu học Hà Nội

VOV.VN - Trở lại trường học, song nhiều giáo viên tiểu học tại 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội vẫn phải kết hợp “2 trong 1”, vừa dạy trực tiếp và trực tuyến trong cùng một tiết học.

Tiết học đặc biệt "2 trong 1" của học sinh tiểu học Hà Nội

Tiết học đặc biệt "2 trong 1" của học sinh tiểu học Hà Nội

VOV.VN - Trở lại trường học, song nhiều giáo viên tiểu học tại 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội vẫn phải kết hợp “2 trong 1”, vừa dạy trực tiếp và trực tuyến trong cùng một tiết học.

Học sinh tiểu học Hà Nội vỡ òa cảm xúc trong ngày "tựu trường" đặc biệt
Học sinh tiểu học Hà Nội vỡ òa cảm xúc trong ngày "tựu trường" đặc biệt

VOV.VN - Sáng nay (2/10), học sinh tiểu học tại 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội háo hức đến trường lần đầu tiên kể từ đầu năm học mới.

Học sinh tiểu học Hà Nội vỡ òa cảm xúc trong ngày "tựu trường" đặc biệt

Học sinh tiểu học Hà Nội vỡ òa cảm xúc trong ngày "tựu trường" đặc biệt

VOV.VN - Sáng nay (2/10), học sinh tiểu học tại 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội háo hức đến trường lần đầu tiên kể từ đầu năm học mới.

Học sinh tiểu học và lớp 6 ngoại thành Hà Nội ngày đầu tiên trở lại trường
Học sinh tiểu học và lớp 6 ngoại thành Hà Nội ngày đầu tiên trở lại trường

VOV.VN - Hơn 500.000 học sinh ngoại thành Hà Nội sáng nay (10/2) đến trường, kết thúc hơn 9 tháng ở nhà, học online.

Học sinh tiểu học và lớp 6 ngoại thành Hà Nội ngày đầu tiên trở lại trường

Học sinh tiểu học và lớp 6 ngoại thành Hà Nội ngày đầu tiên trở lại trường

VOV.VN - Hơn 500.000 học sinh ngoại thành Hà Nội sáng nay (10/2) đến trường, kết thúc hơn 9 tháng ở nhà, học online.

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường
Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

VOV.VN - Bên cạnh tăng cường các biện pháp phòng dịch, các trường tiểu học tại Hà Nội còn đặc biệt quan tâm đến việc ổn định tâm lý cho học sinh khi trở lại học trực tiếp, vận động, giải thích để phụ huynh yên tâm đưa con đến lớp.

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

VOV.VN - Bên cạnh tăng cường các biện pháp phòng dịch, các trường tiểu học tại Hà Nội còn đặc biệt quan tâm đến việc ổn định tâm lý cho học sinh khi trở lại học trực tiếp, vận động, giải thích để phụ huynh yên tâm đưa con đến lớp.